Monday, January 18, 2021
Di Dân Việt Nam Tại Á Châu: Thực Trạng & Đường Hướng Mục Vụ
DI DÂN VIỆT NAM TẠI Á CHÂU
Thực trạng & Đường hướng mục vụ (2020)
Hiện tượng di dân – khi con người di cư từ nơi này qua nơi khác vì nhiều lý do khác nhau như: mưu sinh kiếm sống, tái định cư, đào thoát khỏi cảnh sống bị áp bức tù đày, trốn chạy khỏi cuộc sống đầy rủi ro do chiến tranh, thiên tai cũng như nhân tai… luôn là vấn đề của mọi thời đại. Ngay trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa không ngừng thì hiện tượng di dân lại càng trở nên phổ biến, phức tạp và đa diện hơn. Trong bối cảnh của người Việt Nam, việc di dân đến các nước, đặc biệt các nước tại Á Châu trong những năm qua đã trở thành một trào lưu lớn song đôi với sự phát triển của đất nước cũng như nỗ lực vươn lên thoát nghèo nơi các gia đình người Việt. Thực tế, vấn đề di dân Việt Nam tại Á Châu không đơn thuần chỉ là việc có rất nhiều người, phần đông là người trẻ, khăn gói lên đường tìm đến các quốc gia bạn để mưu sinh kiếm sống với niềm hy vọng có thể đổi đời một cách nhanh chóng; nhưng còn nảy sinh nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần, tổ chức tôn giáo, nhân cách làm người, cấu trúc gia đình, sinh hoạt xã hội...
Đồng hành với con người, liên đới với xã hội, Giáo hội Công giáo hoàn vũ cũng như địa phương luôn dành ưu tư và mối quan tâm đến vấn nạn này. Vì thế, tập sách được thành hình với mong muốn trước hết, phản ảnh phần nào những ưu tư sâu xa của Giáo hội qua các bài viết trình bày quan điểm của Giáo hội về di dân, cũng như các văn kiện chính thức của Giáo hội thông qua những lời phát biểu của các vị giáo hoàng, đặc biệt là ĐGH Phanxicô. Thứ đến, họa lại tổng thể bối cảnh di dân Việt Nam tại Á Châu một cách chi tiết và xác thực qua những bài viết của các linh mục, tu sĩ và giáo dân là những người đã sát cánh, đồng hành với di dân Việt Nam tại Á Châu trong nhiều năm qua. Vì thế những suy tư và luận chứng trong các bài viết đều xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế trong mục vụ di dân. Sau cùng, chắc chắn tập sách sẽ mang lại nhiều điều thú vị, hữu ích cho các vị lãnh đạo trong Giáo hội, ngoài xã hội; các nhà nghiên cứu hiện tượng di dân trong và ngoài nước; các vị mục tử và những người làm mục vụ di dân; các bậc phụ huynh có con em đang sinh sống ở nước ngoài và với những ai đang nuôi mang ý định tham gia vào làn sóng di dân tại Á Châu hoặc đến các nước trên thế giới.
Biên soạn:
LM. Anthony Lê Đức, SVD, PhD
LM. Đaminh Nguyễn Quốc Thuần, MA
Sunday, January 17, 2021
Religion and Society in the Digital Age: Interreligious and Intercultural Contexts
About the Book
The digital age with an astounding degree of ever
changing technological development has impacted religion and society in
profound ways including how people worship, organize their lives, relate to one
another, and relate to the natural environment. From the rural villages of
Southeast Asia to the political capital of the United States, digital
technology has transformed the face of religion and society – in some ways for
the better, and in other ways for the worse. This book examines a number of
conceptual topics as well as particular contexts as they relate to the theme of
religion and society in the digital age. The author addresses each topic from
an interreligious and intercultural approach, emphasizing contexts that may not
always be given adequate attention in popular publications and academic
studies. Writing and doing research from Asia, religious, social, and cultural
elements from this region are often highlighted by the author in order to
elucidate the points under consideration.