__***__
Trải qua biến cố đại dịch Covid-19, một điều có thể khẳng định là những thách đố mục vụ từ khủng hoảng này còn là cơ hội tốt để thử nghiệm và khám phá những cách thức mới trong việc mục vụ, và đó cũng là cơ hội để nhận ra những gì còn thiếu sót trong các phương pháp và nỗ lực mục vụ hiện nay của Giáo hội ở các cấp. Hiện nay các chiến dịch tiêm chủng đang được thực hiện trên khắp thế giới nhằm bảo vệ cuộc sống và sinh kế, được xem như là tia sáng ở cuối đường hầm để mọi người có thể hướng tới việc thực hiện các kế hoạch của mình mà không bị kiềm hãm bởi nỗi sợ hãi và sự lo lắng bị nhiễm vi-rút corona.
Tuy nhiên, gần như chắc chắn rằng, ngay cả sau khi đại dịch đã lắng xuống và đã trở thành một phần quá khứ của nhân loại, mọi thứ sẽ không đơn giản để trở lại như trước đây. Cuộc khủng hoảng đại dịch bên cạnh vô số sự phát triển khác về công nghệ, chính trị, môi trường, kinh tế, xã hội,… đang đồng thời diễn ra trên thế giới trong thập kỷ thứ ba của thiên niên kỷ mới này có thể được xem là những dấu hiệu chỉ ra một kỷ nguyên mới trong cách nhân loại tự tổ chức đời sống cũng như tương tác với nhau. Điều này có nghĩa rằng những người lãnh đạo Giáo hội và những người làm công tác mục vụ cần phải nghiên cứu và suy ngẫm về bối cảnh mới nhằm phản ứng, đổi mới và biến chuyển cách kịp thời và thích hợp. Nói cách khác, Giáo hội bắt buộc phải thực hiện việc suy tư phản biện (critical reflection) về tình hình hiện tại để nêu rõ những hiểu biết sâu sắc và tạo lập các kế hoạch mục vụ cho đời sống hiện tại và tương lai của Giáo hội về sau.
Trong mục vụ, suy tư phản biện đòi hỏi phải phản xạ, chú ý, sáng suốt, đối thoại; tìm kiếm và hiểu biết thông tin chính xác nhằm hiểu biết toàn diện và sâu xa hơn về một vấn đề. Qua đó, các đường hướng mục vụ có thể được xây dựng một cách phù hợp nhờ vào ánh sáng đức tin và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Tiến trình suy tư này đều thiết yếu và bắt buộc trong mọi hoàn cảnh mục vụ trong Giáo Hội, trước, trong cũng như sau đại dịch. Trên thực tế, suy tư phản biện là điều cần thiết để Giáo hội và tất cả các thành viên của mình thực hiện lời kêu gọi cộng tác vào sứ mệnh của Thiên Chúa và thăng tiến trong tất cả các chiều kích thiết yếu của cuộc sống – thiêng liêng, xã hội, tình cảm và tâm lý, v.v.
Để thực hiện sự suy tư phản biện và thực hiện sứ mệnh của Giáo hội, các vị mục tử và thừa tác viên mục vụ cần đọc các dấu chỉ thời đại, đánh giá chúng dưới ánh sáng của Tin Mừng và có hành động thích hợp để đáp lại những hiểu biết đã thu thập được từ tiến trình này. Hành động xem xét các dấu chỉ của thời đại dưới ánh sáng Tin Mừng đã được Công đồng Vatican II nhấn mạnh trong văn kiện Gaudium et Spes (Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay):
Hành động phân định các dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng của Tin Mừng là một nhiệm vụ liên tục trong sứ mạng của Giáo Hội. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nghiêm trọng như trong đại dịch Covid-19 mà toàn thể nhân loại đang phải đối diện, lời kêu gọi nhận thức được tăng cường để khám phá những tác động hiện tại và lâu dài của các vấn đề đang diễn ra trên toàn thế giới.....(Hết phần trích đoạn)
Tuy nhiên, gần như chắc chắn rằng, ngay cả sau khi đại dịch đã lắng xuống và đã trở thành một phần quá khứ của nhân loại, mọi thứ sẽ không đơn giản để trở lại như trước đây. Cuộc khủng hoảng đại dịch bên cạnh vô số sự phát triển khác về công nghệ, chính trị, môi trường, kinh tế, xã hội,… đang đồng thời diễn ra trên thế giới trong thập kỷ thứ ba của thiên niên kỷ mới này có thể được xem là những dấu hiệu chỉ ra một kỷ nguyên mới trong cách nhân loại tự tổ chức đời sống cũng như tương tác với nhau. Điều này có nghĩa rằng những người lãnh đạo Giáo hội và những người làm công tác mục vụ cần phải nghiên cứu và suy ngẫm về bối cảnh mới nhằm phản ứng, đổi mới và biến chuyển cách kịp thời và thích hợp. Nói cách khác, Giáo hội bắt buộc phải thực hiện việc suy tư phản biện (critical reflection) về tình hình hiện tại để nêu rõ những hiểu biết sâu sắc và tạo lập các kế hoạch mục vụ cho đời sống hiện tại và tương lai của Giáo hội về sau.
Trong mục vụ, suy tư phản biện đòi hỏi phải phản xạ, chú ý, sáng suốt, đối thoại; tìm kiếm và hiểu biết thông tin chính xác nhằm hiểu biết toàn diện và sâu xa hơn về một vấn đề. Qua đó, các đường hướng mục vụ có thể được xây dựng một cách phù hợp nhờ vào ánh sáng đức tin và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Tiến trình suy tư này đều thiết yếu và bắt buộc trong mọi hoàn cảnh mục vụ trong Giáo Hội, trước, trong cũng như sau đại dịch. Trên thực tế, suy tư phản biện là điều cần thiết để Giáo hội và tất cả các thành viên của mình thực hiện lời kêu gọi cộng tác vào sứ mệnh của Thiên Chúa và thăng tiến trong tất cả các chiều kích thiết yếu của cuộc sống – thiêng liêng, xã hội, tình cảm và tâm lý, v.v.
Để thực hiện sự suy tư phản biện và thực hiện sứ mệnh của Giáo hội, các vị mục tử và thừa tác viên mục vụ cần đọc các dấu chỉ thời đại, đánh giá chúng dưới ánh sáng của Tin Mừng và có hành động thích hợp để đáp lại những hiểu biết đã thu thập được từ tiến trình này. Hành động xem xét các dấu chỉ của thời đại dưới ánh sáng Tin Mừng đã được Công đồng Vatican II nhấn mạnh trong văn kiện Gaudium et Spes (Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay):
Ðể chu toàn phận vụ ấy, lúc nào Giáo Hội cũng có bổn phận tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại và giải thích dưới ánh sáng Phúc Âm; như vậy mới có thể giải đáp một cách thích ứng với từng thế hệ những thắc mắc muôn thuở của con người về ý nghĩa cuộc sống hiện tại và mai hậu cũng như về mối tương quan giữa hai cuộc sống ấy. Do đó, cần phải biết và hiểu thế giới chúng ta đang sống với những chờ đợi, mong ước và cả tính chất thường là bi thảm của nó.[1]
Hành động phân định các dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng của Tin Mừng là một nhiệm vụ liên tục trong sứ mạng của Giáo Hội. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nghiêm trọng như trong đại dịch Covid-19 mà toàn thể nhân loại đang phải đối diện, lời kêu gọi nhận thức được tăng cường để khám phá những tác động hiện tại và lâu dài của các vấn đề đang diễn ra trên toàn thế giới.....(Hết phần trích đoạn)
[1]
Gaudium et Spes, số 4
No comments:
Post a Comment