Để xây dựng một thần học sinh thái, các thần học gia phải nghiên cứu các văn bản Kinh Thánh nhằm tìm kiếm những nguồn cảm hứng và chỉ dẫn để giải quyết những thách thức sinh thái ngày nay. Đối với Kitô giáo, sách Cựu Ước, hay còn gọi là Kinh Thánh Do Thái, là một tài liệu đặc biệt quan trọng không thể bỏ qua. Mặc dù một số đoạn Kinh Thánh từng bị chỉ trích rằng thúc đẩy tư duy và chủ nghĩa nhân vị, góp phần vào nạn khủng hoảng sinh thái ngày nay, nhưng một cái nhìn kỹ hơn sẽ tiết lộ một kho tàng giáo lý quý giá giúp ủng hộ sự bảo vệ và chăm sóc môi trường. Bài viết này sẽ tìm hiểu một số đoạn văn quan trọng trong sách Cựu Ước có sự liên quan mật thiết với nỗ lực xây dựng một thần học sinh thái Kitô giáo.
Các câu chuyện về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế trong hai chương đầu tiên
của Cựu Ước được xem là nội dung nền tảng cho thần học sinh thái. Các câu chuyện
này không chỉ kể về nguồn gốc của thế giới mà còn thiết lập các nguyên tắc sâu
sắc về mối quan hệ của con người với Thiên Chúa và thế giới tự nhiên. Trong chương
đầu tiên của sách Sáng thế, tác giả trình bày một bản tường thuật uy nghi và có
trật tự về sự sáng tạo, nhấn mạnh những hành động có chủ ý và có mục đích của
Thiên Chúa trong việc tạo dựng vũ trụ từ hư không (ex nihilo). Văn bản
mô tả việc Thiên Chúa tạo ra trời, đất, ánh sáng, cây cối, các thiên thể, sinh
vật biển, chim chóc, động vật trên đất liền và cuối cùng là con người. Mỗi giai
đoạn của sự sáng tạo đều được kết thúc với câu khẳng định, "Thiên Chúa
thấy thế là tốt đẹp" (St 1,4, 10, 12, 18, 21, 25). Câu “điệp khúc” này
nhấn mạnh sự tốt lành và giá trị vốn có của mọi loài thụ tạo, phản ánh một thế
giới quan trong đó mọi khía cạnh của công trình sáng tạo của Thiên Chúa đều có
giá trị nội tại do chính Thiên Chúa ban cho.
Đỉnh cao của quá trình sáng tạo là việc con người được tạo dựng theo hình
ảnh của Thiên Chúa (imago Dei) (St 1,26-27). Điều này mang lại cho con
người phẩm giá và trách nhiệm độc đáo trong trật tự tạo dựng. Trong câu 1,28, con
người được Thiên Chúa giao nhiệm vụ "thống trị" Trái Đất. Câu Kinh
Thánh này trên lý thuyết cũng như thực tế thường bị hiểu lầm như một chỉ đạo
cho phép, thậm chí, ra lệnh con người khai thác thiên nhiên như một hành động
để thể hiện sự cao cả của con người. Nhiều người từng biện minh rằng, khi con
người thể hiện quyền lực trên thiên nhiên thì điều này cũng phản ánh quyền lực
và sự tối thượng của Thiên Chúa bởi vì con người mang hình ảnh của Thiên Chúa. Francis
Bacon (1561-1626) là một nhân vật quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học, đã
đề xuất ý tưởng về con người là chủ nhân của tự nhiên thông qua nghiên cứu khoa
học. Các tác phẩm của Bacon thường thể hiện quan điểm về tự nhiên như một thứ
để chinh phục và kiểm soát vì lợi ích của con người. Tuy nhiên, nhiều học giả
Kinh Thánh sau này đã diễn giải rằng cụm từ "thống trị" trong ngữ cảnh
của Kinh Thánh là một lời kêu gọi quản lý có trách nhiệm thay vì bá chủ. Điều
này kêu gọi con người phản ánh sự chăm sóc và nuôi dưỡng của chính Thiên Chúa
đối với sự sáng tạo của Người.[1]
Sáng Thế ký 2 tường thuật một cách chi tiết hơn về sự tạo dựng của con người
và mối quan hệ của con người với các loài thụ tạo khác. Câu chuyện này cho hay
Thiên Chúa tạo nên con người đầu tiên (Adam) từ bụi đất và thổi sự sống vào Ađam.
Trong tiếng Do Thái, từ “adam” bắt nguồn từ từ “adamah”, có nghĩa là “đất”. Vì
thế tính chất của con người gắn liền với bụi đất, qua đó nhấn mạnh sự kết nối
mật thiết giữa con người và Trái Đất. Tác giả Kinh Thánh cho hay Thiên Chúa đã
đặt con người vào Vườn Địa Đàng với hệ thực vật và động vật phong phú, tươi
tốt, hài hòa. Vườn Địa Đàng có thể được xem như một mô hình thu nhỏ của mối
quan hệ lý tưởng giữa con người và thiên nhiên.
Khi Thiên Chúa đưa Ađam và Evà vào khu vườn, Người đã ra lệnh cho họ
"canh tác và giữ gìn" khu vườn (St 2,15). Các từ tiếng Do Thái cho
"canh tác" (abad) và "giữ gìn" (shamar) ngụ ý
cả việc trồng trọt và bảo tồn, nói lên sự cân bằng giữa việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và duy trì chúng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong thông điệp Laudato Si' (LS), chỉ ra rằng,
"canh tác có nghĩa là trồng trọt, cày cấy, hoặc làm việc, trong khi giữ
gìn có nghĩa là chăm sóc, bảo vệ, giám sát và duy trì. Điều này ngụ ý một mối
quan hệ trách nhiệm lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên" (LS, 67).
Các câu chuyện về sự sáng tạo trong Sáng Thế Ký cung cấp những thông điệp
quan trọng cho lĩnh vực thần học sinh thái. Trước hết, các câu chuyện này thiết
lập sự tốt lành vốn có của các loài thụ tạo. Tác giả nhấn mạnh rằng Thiên Chúa
đã tuyên bố mọi thứ được tạo dựng là "tốt đẹp" (St 1,31). Sự khẳng định
này thách thức những thái độ lấy con người làm trung tâm coi thiên nhiên chỉ
như một tài nguyên để khai thác để phục vụ những nhu cầu của con người. Ngược lại,
con người phải thể hiện sự tôn trọng đối với những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng
và ban cho giá trị nội tại.
Thứ hai, các câu chuyện này nhấn mạnh vai trò của con người như những người được
giao trách nhiệm chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa (St 2,15). Khi nói
về trách nhiệm thì nhiều thần học gia đã bàn về khái niệm “người quản lý”
(steward), người được ủy thác vai trò giữ gìn và quản lý các nguồn tài nguyên của
Trái Đất. Việc quản lý này không chỉ đơn giản là sử dụng tài nguyên, mà còn là
sử dụng chúng một cách khôn ngoan và đảm bảo tính bền vững của chúng cho các
thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, tác giả của bài viết cho rằng việc con người được giao trách nhiệm
chăm sóc các loài không chỉ nói lên vai trò người quản lý mà còn có thể chỉ tới
những vai trò khác, ví dụ vai trò “anh em trong một gia đình có Chúa là Đấng
Sinh Thành” hay “các thành viên trong một cộng đồng sự sáng tạo của Thiên Chúa”.
Hai mô hình này cũng liên quan đến trách nhiệm của con người đối với Thiên Chúa
và với các loài. Tác giả sẽ bàn về ba mô hình “người quản lý công trình sáng tạo”,
“anh em trong một gia đình có Chúa là Đấng Sinh Thành”, và “các thành viên
trong một cộng đồng sự sáng tạo của Thiên Chúa” trong những bài viết sau.
Thứ hai, các câu chuyện này nhấn mạnh vai trò của con người như những người được
giao trách nhiệm chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa (St 2,15). Khi nói
về trách nhiệm thì nhiều thần học gia đã bàn về khái niệm “người quản lý”
(steward), người được ủy thác vai trò giữ gìn và quản lý các nguồn tài nguyên của
Trái Đất. Việc quản lý này không chỉ đơn giản là sử dụng tài nguyên, mà còn là
sử dụng chúng một cách khôn ngoan và đảm bảo tính bền vững của chúng cho các
thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, tác giả của bài viết cho rằng việc con người được giao trách nhiệm
chăm sóc các loài không chỉ nói lên vai trò người quản lý mà còn có thể chỉ tới
những vai trò khác, ví dụ vai trò “anh em trong một gia đình có Chúa là Đấng
Sinh Thành” hay “các thành viên trong một cộng đồng sự sáng tạo của Thiên Chúa”.
Hai mô hình này cũng liên quan đến trách nhiệm của con người đối với Thiên Chúa
và với các loài. Tác giả sẽ bàn về ba mô hình “người quản lý công trình sáng tạo”,
“anh em trong một gia đình có Chúa là Đấng Sinh Thành”, và “các thành viên
trong một cộng đồng sự sáng tạo của Thiên Chúa” trong những bài viết sau.
Thứ ba, các câu chuyện về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế mô tả một mạng
lưới các mối quan hệ liên kết trong các loài thụ tạo. Mạng lưới này bao gồm cả
con người; vì thế con người không tách biệt khỏi thế giới tự nhiên, mà thay vào
đó liên kết chặt chẽ với các loài thụ tạo khác. Sự kết nối này nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc duy trì sự cân bằng và hài hòa sinh thái trong sự sáng tạo.
Viễn tưởng này cũng thúc đẩy một cách tiếp cận toàn diện đối với việc chăm sóc
môi trường thiên nhiên với ý thức rằng sự thịnh vượng của con người gắn bó chặt
chẽ với sự lành mạnh của toàn bộ hệ sinh thái.
Qua những phân tích về các câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng Thế, chúng ta
có thể nhận thấy vai trò quan trọng của con người trong vũ trụ. Con người không
chỉ là một thụ tạo được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, mà còn được trao phó
trách nhiệm giữ gìn và chăm sóc cho công trình sáng tạo.
Tuy nhiên, vai trò này không đồng nghĩa với việc
con người có quyền thống trị và khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi. Thay
vào đó, con người được kêu gọi để sống trong sự hài hòa và tôn trọng với tự
nhiên. Chúng ta cần ý thức rằng mình là một phần của vũ trụ rộng lớn, và có trách
nhiệm xây dựng tình liên đới và hài hòa cho mọi loài.
-----
Translated from Vietnamese by AI language model:
To construct an ecotheology, theologians must study
the biblical texts in search of inspiration and guidance to address today's
ecological challenges. For Christians, the Old Testament, also known as the
Hebrew Bible, is a particularly important document that cannot be ignored.
While some passages of Scripture have been criticized for promoting
anthropocentrism and contributing to the current ecological crisis, a closer
look will reveal a rich treasure trove of teachings that support the protection
and care of the environment. This essay will explore some key passages in the
Old Testament that are closely related to the effort to build a Christian
ecotheology.
The creation stories in the Book of Genesis in the
first two chapters of the Old Testament are considered foundational for
ecotheology. These stories not only tell about the origin of the world but also
establish deep principles about the relationship between humans and God and the
natural world.
In the first chapter of Genesis, the author presents
a majestic and orderly account of creation, emphasizing God's deliberate and
purposeful actions in bringing the universe into existence from nothing (ex
nihilo). The text describes God creating the heavens, the earth, light,
plants, celestial bodies, sea creatures, birds, land animals, and finally
humans. Each stage of creation is concluded with the affirmation, "God saw
that it was good" (Gen 1:4, 10, 12, 18, 21, 25). This "refrain"
emphasizes the inherent goodness and value of all creation, reflecting a
worldview in which every aspect of God's creative work has intrinsic value
bestowed by God himself.
The culmination of the creation process is the
creation of humans in the image of God (imago Dei) (Gen 1:26-27). This
gives humans a unique dignity and responsibility in the created order. In verse
1:28, humans are given the task of "ruling over" the Earth. This
biblical passage has often been misunderstood in theory and practice as a directive
allowing, even commanding, humans to exploit nature as an act of human
superiority. Many have justified that when humans exercise power over nature,
it also reflects the power and supremacy of God because humans are made in the
image of God. Francis Bacon (1561-1626), a key figure in the scientific
revolution, proposed the idea of humans as the masters of nature through
scientific inquiry. Bacon's works often express the view of nature as something
to be conquered and controlled for human benefit.
However, many later biblical scholars have
interpreted the term "rule" in the biblical context as a call for
responsible stewardship rather than domination. This calls for humans to
reflect God's own care and nurturing of his creation.
Genesis 2 recounts in more detail the creation of
humans and their relationship with other creatures. This story tells us that
God created the first man (Adam) from the dust of the ground and breathed life
into him. In Hebrew, the word "adam" comes from the word
"adamah," meaning "earth." Thus, the nature of man is
linked to the dust of the ground, emphasizing the close connection between man
and the Earth. The biblical author tells us that God placed man in the Garden
of Eden with a rich and harmonious variety of plants and animals. The Garden of
Eden can be seen as a microcosm of the ideal relationship between humans and
nature. When God placed Adam and Eve in the garden, he commanded them to
"till and keep" the garden (Gen 2:15). The Hebrew words for
"till" (abad) and "keep" (shamar) imply both cultivation
and preservation, suggesting a balance between using natural resources and
maintaining them. Pope Francis, in his encyclical Laudato Si' (LS), points out
that "tilling means cultivating, plowing, or working, while keeping means
caring for, protecting, supervising, and maintaining. This implies a mutual
responsibility relationship between humans and nature" (LS, 67).
The Creation stories in Genesis provide important
messages for ecotheology. First, these stories establish the inherent goodness
of creation. The author emphasizes that God declared everything created to be
"good" (Gen 1:31). This affirmation challenges anthropocentric
attitudes that view nature only as a resource to be exploited to meet human
needs. On the contrary, humans must show respect for what God has created and
given intrinsic value.
Second, these stories emphasize human responsibility vis-a-vis God's
creation (Gen 2:15). When speaking of responsibility, many theologians have
discussed the concept of a "steward", one who is entrusted with the
role of preserving and managing the Earth's resources. This stewardship is not
simply about using resources, but also about using them wisely and ensuring
their sustainability for future generations. However, the author of the article
argues that humans being entrusted with the care of creation is not only a
matter of stewardship. It can also refer to other roles, such as "siblings
in a family with God as the Father" or "members of a community of
God's creation." These two models also relate to human responsibility to
God and to other creatures. The author will discuss the three models of
"steward of creation," "siblings in a family with God as the
Father," and "members of a community of God's creation" in
subsequent articles.
Thirdly, the creation stories in Genesis describe
a network of interconnected relationships among creation. This network includes
humans; therefore, humans are not separate from the natural world but are
intimately connected to other creatures. This connection emphasizes the
importance of maintaining ecological balance and harmony in creation. This
vision also promotes a holistic approach to environmental care, with the
awareness that human flourishing is closely linked to the well-being of the
entire ecosystem.
Through the analysis of the creation stories in
Genesis, we can see the important role of humans in the universe. Humans are
not only creatures created in the image of God but are also entrusted with the
responsibility to preserve and care for creation. However, this role does not
equate to the right to dominate and exploit nature recklessly. Instead, humans
are called to live in harmony and respect with nature. We need to be aware that
we are part of a vast universe and are tasked with promoting flourishing for
all.
[1] Ellen F. Davis, Scripture,
Culture, and Agriculture: An Agrarian Reading Of The Bible (Cambridge:
Cambridge University Press, 2008).
No comments:
Post a Comment