Tuesday, July 23, 2024

Cảm hứng từ sách Cựu Ước cho lĩnh vực thần học sinh thái (1): Các câu chuyện thuật lại sự tạo dựng


Để xây dựng một thần học sinh thái, các thần học gia phải nghiên cứu các văn bản Kinh Thánh nhằm tìm kiếm những nguồn cảm hứng và chỉ dẫn để giải quyết những thách thức sinh thái ngày nay. Đối với Kitô giáo, sách Cựu Ước, hay còn gọi là Kinh Thánh Do Thái, là một tài liệu đặc biệt quan trọng không thể bỏ qua. Mặc dù một số đoạn Kinh Thánh từng bị chỉ trích rằng thúc đẩy tư duy và chủ nghĩa nhân vị, góp phần vào nạn khủng hoảng sinh thái ngày nay, nhưng một cái nhìn kỹ hơn sẽ tiết lộ một kho tàng giáo lý quý giá giúp ủng hộ sự bảo vệ và chăm sóc môi trường. Bài viết này sẽ tìm hiểu một số đoạn văn quan trọng trong sách Cựu Ước có sự liên quan mật thiết với nỗ lực xây dựng một thần học sinh thái Kitô giáo.

Các câu chuyện về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế trong hai chương đầu tiên của Cựu Ước được xem là nội dung nền tảng cho thần học sinh thái. Các câu chuyện này không chỉ kể về nguồn gốc của thế giới mà còn thiết lập các nguyên tắc sâu sắc về mối quan hệ của con người với Thiên Chúa và thế giới tự nhiên. Trong chương đầu tiên của sách Sáng thế, tác giả trình bày một bản tường thuật uy nghi và có trật tự về sự sáng tạo, nhấn mạnh những hành động có chủ ý và có mục đích của Thiên Chúa trong việc tạo dựng vũ trụ từ hư không (ex nihilo). Văn bản mô tả việc Thiên Chúa tạo ra trời, đất, ánh sáng, cây cối, các thiên thể, sinh vật biển, chim chóc, động vật trên đất liền và cuối cùng là con người. Mỗi giai đoạn của sự sáng tạo đều được kết thúc với câu khẳng định, "Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp" (St 1,4, 10, 12, 18, 21, 25). Câu “điệp khúc” này nhấn mạnh sự tốt lành và giá trị vốn có của mọi loài thụ tạo, phản ánh một thế giới quan trong đó mọi khía cạnh của công trình sáng tạo của Thiên Chúa đều có giá trị nội tại do chính Thiên Chúa ban cho.

Đỉnh cao của quá trình sáng tạo là việc con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa (imago Dei) (St 1,26-27). Điều này mang lại cho con người phẩm giá và trách nhiệm độc đáo trong trật tự tạo dựng. Trong câu 1,28, con người được Thiên Chúa giao nhiệm vụ "thống trị" Trái Đất. Câu Kinh Thánh này trên lý thuyết cũng như thực tế thường bị hiểu lầm như một chỉ đạo cho phép, thậm chí, ra lệnh con người khai thác thiên nhiên như một hành động để thể hiện sự cao cả của con người. Nhiều người từng biện minh rằng, khi con người thể hiện quyền lực trên thiên nhiên thì điều này cũng phản ánh quyền lực và sự tối thượng của Thiên Chúa bởi vì con người mang hình ảnh của Thiên Chúa. Francis Bacon (1561-1626) là một nhân vật quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học, đã đề xuất ý tưởng về con người là chủ nhân của tự nhiên thông qua nghiên cứu khoa học. Các tác phẩm của Bacon thường thể hiện quan điểm về tự nhiên như một thứ để chinh phục và kiểm soát vì lợi ích của con người. Tuy nhiên, nhiều học giả Kinh Thánh sau này đã diễn giải rằng cụm từ "thống trị" trong ngữ cảnh của Kinh Thánh là một lời kêu gọi quản lý có trách nhiệm thay vì bá chủ. Điều này kêu gọi con người phản ánh sự chăm sóc và nuôi dưỡng của chính Thiên Chúa đối với sự sáng tạo của Người.[1]

Sáng Thế ký 2 tường thuật một cách chi tiết hơn về sự tạo dựng của con người và mối quan hệ của con người với các loài thụ tạo khác. Câu chuyện này cho hay Thiên Chúa tạo nên con người đầu tiên (Adam) từ bụi đất và thổi sự sống vào Ađam. Trong tiếng Do Thái, từ “adam” bắt nguồn từ từ “adamah”, có nghĩa là “đất”. Vì thế tính chất của con người gắn liền với bụi đất, qua đó nhấn mạnh sự kết nối mật thiết giữa con người và Trái Đất. Tác giả Kinh Thánh cho hay Thiên Chúa đã đặt con người vào Vườn Địa Đàng với hệ thực vật và động vật phong phú, tươi tốt, hài hòa. Vườn Địa Đàng có thể được xem như một mô hình thu nhỏ của mối quan hệ lý tưởng giữa con người và thiên nhiên.

Khi Thiên Chúa đưa Ađam và Evà vào khu vườn, Người đã ra lệnh cho họ "canh tác và giữ gìn" khu vườn (St 2,15). Các từ tiếng Do Thái cho "canh tác" (abad) và "giữ gìn" (shamar) ngụ ý cả việc trồng trọt và bảo tồn, nói lên sự cân bằng giữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và duy trì chúng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong thông điệp Laudato Si' (LS), chỉ ra rằng, "canh tác có nghĩa là trồng trọt, cày cấy, hoặc làm việc, trong khi giữ gìn có nghĩa là chăm sóc, bảo vệ, giám sát và duy trì. Điều này ngụ ý một mối quan hệ trách nhiệm lẫn nhau giữa con người và thiên nhiên" (LS, 67).

Các câu chuyện về sự sáng tạo trong Sáng Thế Ký cung cấp những thông điệp quan trọng cho lĩnh vực thần học sinh thái. Trước hết, các câu chuyện này thiết lập sự tốt lành vốn có của các loài thụ tạo. Tác giả nhấn mạnh rằng Thiên Chúa đã tuyên bố mọi thứ được tạo dựng là "tốt đẹp" (St 1,31). Sự khẳng định này thách thức những thái độ lấy con người làm trung tâm coi thiên nhiên chỉ như một tài nguyên để khai thác để phục vụ những nhu cầu của con người. Ngược lại, con người phải thể hiện sự tôn trọng đối với những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho giá trị nội tại.

Thứ hai, các câu chuyện này nhấn mạnh vai trò của con người như những người được giao trách nhiệm chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa (St 2,15). Khi nói về trách nhiệm thì nhiều thần học gia đã bàn về khái niệm “người quản lý” (steward), người được ủy thác vai trò giữ gìn và quản lý các nguồn tài nguyên của Trái Đất. Việc quản lý này không chỉ đơn giản là sử dụng tài nguyên, mà còn là sử dụng chúng một cách khôn ngoan và đảm bảo tính bền vững của chúng cho các thế hệ tương lai.

Tuy nhiên, tác giả của bài viết cho rằng việc con người được giao trách nhiệm chăm sóc các loài không chỉ nói lên vai trò người quản lý mà còn có thể chỉ tới những vai trò khác, ví dụ vai trò “anh em trong một gia đình có Chúa là Đấng Sinh Thành” hay “các thành viên trong một cộng đồng sự sáng tạo của Thiên Chúa”. Hai mô hình này cũng liên quan đến trách nhiệm của con người đối với Thiên Chúa và với các loài. Tác giả sẽ bàn về ba mô hình “người quản lý công trình sáng tạo”, “anh em trong một gia đình có Chúa là Đấng Sinh Thành”, và “các thành viên trong một cộng đồng sự sáng tạo của Thiên Chúa” trong những bài viết sau.

Thứ hai, các câu chuyện này nhấn mạnh vai trò của con người như những người được giao trách nhiệm chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa (St 2,15). Khi nói về trách nhiệm thì nhiều thần học gia đã bàn về khái niệm “người quản lý” (steward), người được ủy thác vai trò giữ gìn và quản lý các nguồn tài nguyên của Trái Đất. Việc quản lý này không chỉ đơn giản là sử dụng tài nguyên, mà còn là sử dụng chúng một cách khôn ngoan và đảm bảo tính bền vững của chúng cho các thế hệ tương lai.

Tuy nhiên, tác giả của bài viết cho rằng việc con người được giao trách nhiệm chăm sóc các loài không chỉ nói lên vai trò người quản lý mà còn có thể chỉ tới những vai trò khác, ví dụ vai trò “anh em trong một gia đình có Chúa là Đấng Sinh Thành” hay “các thành viên trong một cộng đồng sự sáng tạo của Thiên Chúa”. Hai mô hình này cũng liên quan đến trách nhiệm của con người đối với Thiên Chúa và với các loài. Tác giả sẽ bàn về ba mô hình “người quản lý công trình sáng tạo”, “anh em trong một gia đình có Chúa là Đấng Sinh Thành”, và “các thành viên trong một cộng đồng sự sáng tạo của Thiên Chúa” trong những bài viết sau.

Thứ ba, các câu chuyện về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế mô tả một mạng lưới các mối quan hệ liên kết trong các loài thụ tạo. Mạng lưới này bao gồm cả con người; vì thế con người không tách biệt khỏi thế giới tự nhiên, mà thay vào đó liên kết chặt chẽ với các loài thụ tạo khác. Sự kết nối này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự cân bằng và hài hòa sinh thái trong sự sáng tạo. Viễn tưởng này cũng thúc đẩy một cách tiếp cận toàn diện đối với việc chăm sóc môi trường thiên nhiên với ý thức rằng sự thịnh vượng của con người gắn bó chặt chẽ với sự lành mạnh của toàn bộ hệ sinh thái.

Qua những phân tích về các câu chuyện sáng tạo trong sách Sáng Thế, chúng ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng của con người trong vũ trụ. Con người không chỉ là một thụ tạo được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, mà còn được trao phó trách nhiệm giữ gìn và chăm sóc cho công trình sáng tạo.

Tuy nhiên, vai trò này không đồng nghĩa với việc con người có quyền thống trị và khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi. Thay vào đó, con người được kêu gọi để sống trong sự hài hòa và tôn trọng với tự nhiên. Chúng ta cần ý thức rằng mình là một phần của vũ trụ rộng lớn, và có trách nhiệm xây dựng tình liên đới và hài hòa cho mọi loài.

-----

Translated from Vietnamese by AI language model:

Inspiration from the Old Testament for Ecotheology (1): Creation Narratives

To construct an ecotheology, theologians must study the biblical texts in search of inspiration and guidance to address today's ecological challenges. For Christians, the Old Testament, also known as the Hebrew Bible, is a particularly important document that cannot be ignored. While some passages of Scripture have been criticized for promoting anthropocentrism and contributing to the current ecological crisis, a closer look will reveal a rich treasure trove of teachings that support the protection and care of the environment. This essay will explore some key passages in the Old Testament that are closely related to the effort to build a Christian ecotheology.

The creation stories in the Book of Genesis in the first two chapters of the Old Testament are considered foundational for ecotheology. These stories not only tell about the origin of the world but also establish deep principles about the relationship between humans and God and the natural world.

In the first chapter of Genesis, the author presents a majestic and orderly account of creation, emphasizing God's deliberate and purposeful actions in bringing the universe into existence from nothing (ex nihilo). The text describes God creating the heavens, the earth, light, plants, celestial bodies, sea creatures, birds, land animals, and finally humans. Each stage of creation is concluded with the affirmation, "God saw that it was good" (Gen 1:4, 10, 12, 18, 21, 25). This "refrain" emphasizes the inherent goodness and value of all creation, reflecting a worldview in which every aspect of God's creative work has intrinsic value bestowed by God himself.

The culmination of the creation process is the creation of humans in the image of God (imago Dei) (Gen 1:26-27). This gives humans a unique dignity and responsibility in the created order. In verse 1:28, humans are given the task of "ruling over" the Earth. This biblical passage has often been misunderstood in theory and practice as a directive allowing, even commanding, humans to exploit nature as an act of human superiority. Many have justified that when humans exercise power over nature, it also reflects the power and supremacy of God because humans are made in the image of God. Francis Bacon (1561-1626), a key figure in the scientific revolution, proposed the idea of humans as the masters of nature through scientific inquiry. Bacon's works often express the view of nature as something to be conquered and controlled for human benefit.

However, many later biblical scholars have interpreted the term "rule" in the biblical context as a call for responsible stewardship rather than domination. This calls for humans to reflect God's own care and nurturing of his creation.

Genesis 2 recounts in more detail the creation of humans and their relationship with other creatures. This story tells us that God created the first man (Adam) from the dust of the ground and breathed life into him. In Hebrew, the word "adam" comes from the word "adamah," meaning "earth." Thus, the nature of man is linked to the dust of the ground, emphasizing the close connection between man and the Earth. The biblical author tells us that God placed man in the Garden of Eden with a rich and harmonious variety of plants and animals. The Garden of Eden can be seen as a microcosm of the ideal relationship between humans and nature. When God placed Adam and Eve in the garden, he commanded them to "till and keep" the garden (Gen 2:15). The Hebrew words for "till" (abad) and "keep" (shamar) imply both cultivation and preservation, suggesting a balance between using natural resources and maintaining them. Pope Francis, in his encyclical Laudato Si' (LS), points out that "tilling means cultivating, plowing, or working, while keeping means caring for, protecting, supervising, and maintaining. This implies a mutual responsibility relationship between humans and nature" (LS, 67).

The Creation stories in Genesis provide important messages for ecotheology. First, these stories establish the inherent goodness of creation. The author emphasizes that God declared everything created to be "good" (Gen 1:31). This affirmation challenges anthropocentric attitudes that view nature only as a resource to be exploited to meet human needs. On the contrary, humans must show respect for what God has created and given intrinsic value.

Second, these stories emphasize human responsibility vis-a-vis God's creation (Gen 2:15). When speaking of responsibility, many theologians have discussed the concept of a "steward", one who is entrusted with the role of preserving and managing the Earth's resources. This stewardship is not simply about using resources, but also about using them wisely and ensuring their sustainability for future generations. However, the author of the article argues that humans being entrusted with the care of creation is not only a matter of stewardship. It can also refer to other roles, such as "siblings in a family with God as the Father" or "members of a community of God's creation." These two models also relate to human responsibility to God and to other creatures. The author will discuss the three models of "steward of creation," "siblings in a family with God as the Father," and "members of a community of God's creation" in subsequent articles.

Thirdly, the creation stories in Genesis describe a network of interconnected relationships among creation. This network includes humans; therefore, humans are not separate from the natural world but are intimately connected to other creatures. This connection emphasizes the importance of maintaining ecological balance and harmony in creation. This vision also promotes a holistic approach to environmental care, with the awareness that human flourishing is closely linked to the well-being of the entire ecosystem.

Through the analysis of the creation stories in Genesis, we can see the important role of humans in the universe. Humans are not only creatures created in the image of God but are also entrusted with the responsibility to preserve and care for creation. However, this role does not equate to the right to dominate and exploit nature recklessly. Instead, humans are called to live in harmony and respect with nature. We need to be aware that we are part of a vast universe and are tasked with promoting flourishing for all. 



[1] Ellen F. Davis, Scripture, Culture, and Agriculture: An Agrarian Reading Of The Bible (Cambridge: Cambridge University Press, 2008).

[Pre-Print]Buddhist Environmental Humanism (Ch. 3, Part 2) - Buddhist Conception of the Universe

 


Though it is not definitive whether nature as an environmental concept is clearly defined in Buddhist canonical literature, we can affirm that it is a real aspect of the Buddhist totality of existence, a part of the vast, mysterious, and multi-leveled loka. The lack of definitiveness, moreover, does not necessarily hinder us from conceiving of nature as something real and existent in the world (as our empirical experience clearly proves this existence), thus allowing for us to enter into relationship with nature in creative and mutually enriching ways. What is important for us to do is to find out whether Buddhist teachings facilitate the formation of such a relationship, and what kind of links Buddhism provides for connecting human beings to nature.

 

A look at the Buddhist cosmogony, I believe, provides us with some inspiration on how to envision our relationship to the natural world around us. In the Buddhist conception of the universe, human beings and other beings form separate entities, which have co-existed since beginningless time and will continue to co-exist for much longer to come.  Moreover, they are only part of a cosmological continuum that includes a total of six realms making up saṃsāra. According to Ian Harris, saṃsāra

 

denotes the totality of sentient beings (sattvaloka) caught in the round of life after life, although it may also encompass those parts of the cosmos that fall below the level of sentience and, as such, act as the stage or receptacle (bhajanaloka) on which the beginningless cycle of life on life unfolds.[1] 

 

In this saṃsāra, the cycle of rebirth results in sentient beings ending up in one of the six realms – the god realm, the demi-god realm, the human realm, the hungry ghosts realm, the animal realm, and the hell realm. Animals belong to the realm that is only less unfortunate than the hell realm, and human beings are only less fortunate than the demi-gods. However, existence in none of these realms is permanent, and even if one has an auspicious birth as a god, he will eventually be reborn into a lower realm when all of his good kamma has been exhausted. In reality, the six realms are essentially rough categories because in each of them, there is a wide range of states of life. The heavenly realm alone is stratified into numerous levels inhabited by various types of gods and celestial beings.[2] As for the animal realm, not all the creatures suffer in the same degree, just as not all human beings have the same degree of joy. Our empirical experience easily informs us of the numerous states of life even within the human population, revealing the vast diversity of human existence. We witness a wide range of circumstances, from the extremes of wealth and poverty to the variations in health, education, and social status. This diversity illustrates the concept of saṃsāra on a smaller scale, highlighting the different forms of suffering and satisfaction experienced by individuals. Moreover, all these realms are penetrable because at any moment, a being can migrate to a different realm than the one in which it presently finds itself. However, few are reborn as gods and humans compared to the vast number finding their rebirth in the lower worlds or in the plane of misery.[3]

 

What we can envision then is that the Buddhist saṃsāra presents us with a picture of all the beings in the world linked together in the circle of rebirth and none of the states of life exists in isolation of one another.  The human realm, though more joyful than the animal realm is but an intermediate on the way to attaining nibbāna. And animals, although born in a realm characterized by much suffering and anguish, also travel on the exact same path, albeit a much longer and more strenuous one.  Still, it is undeniable that being born in the human realm is preferable since it presents a greater opportunity for spiritual advancement and emancipation.

 

While plants were not included in the category of “animate beings” (a) trees were considered to be single facultied life forms.[4] Lambert Schmithausen in his exhaustive study of canonical texts, concludes that plants and seeds were “probably regarded as a kind of borderline case, on the boundary between sentient and insentient beings” (Schmithausen, 2009, p.29). This justifies why plants were often included as objects of the mental attitude of benevolence to be developed, and monks were explicitly forbidden to injure plants and seeds. 

 

In the Suttas, not much discussion can be found on material entities such as mountains and seas. More often, they are discussed in terms of the four elements (earth, water, fire, and air) of which they are composed.[5] In this sense, the Buddha did not deny the actual existence of the material world in the form of various elements. These elements, according to the Buddha, were impermanent, which confirms their existence because impermanence implied the passing away of something that actually existed.[6] We can infer that even though plants and the material environment were excluded from the six realms of existence because they either lacked sentience or the required degree of sentience, they still remained a part of the natural phenomena that took place within the universe. Because Buddhism focused on the reality of the existence of sentient beings in saṃsāra and how they could achieve emancipation from the cycle of rebirth when they are born as human beings, the kind of attention on non-sentient nature that we would like to have is not easily found.

 

In the Suttas, the Buddha on numerous occasions refused to answer questions that he felt was not beneficial to the goal of cessation of suffering.[7] Instead, he often reminded his listeners that his goal was “for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the passing away of pain and dejection, for the achievement of the method, for the realization of nibbāna.[8] Nonetheless, there is nothing to deny that plants and other natural material entities were recognized as part of the Buddhist loka. They can also be considered, as Harris pointed out, to be the stage upon which life drama of sentient beings are played out.



[1] Harris, "Buddhism and the Discourse of Environmental Concern,” 381.

[2] A.I.206; A.III.285; A.IV.242

[3] A.I.37.

[4] Ian Harris, “How Environmentalist Is Buddhism?” Religion 21 (1991): 107.

[5] Pragati Sahni, Environmental Ethics in Buddhism: A Virtues Approach (New York: Routledge, 2007), 54.

 

[6] Sahni, Environmental Ethics in Buddhism, 55.

[7] A.IV.68.

[8] A.III.392.

Saturday, July 20, 2024

Từ Thần học Sinh thái đến Linh đạo Sinh thái

Một trong những mục tiêu quan trọng của thần học sinh thái là thúc đẩy và hình thành một linh đạo sinh thái trong các cá nhân và cộng đồng. Linh đạo sinh thái phản ánh một trải nghiệm tâm linh thể hiện sự nối kết sâu sắc với thiên nhiên. Linh đạo sinh thái khuyến khích chúng ta nhìn nhận Trái Đất như một thực thể có tính thiêng liêng mà con người có thể tương quan một cách gần gũi và tôn trọng.[1]

Quá trình hình thành linh đạo sinh thái bắt đầu với những cuộc gặp gỡ của chúng ta với thiên nhiên. Những trải nghiệm như đi cắm trại ở trong một khu rừng, leo một đỉnh núi cao, hoặc đơn giản chỉ là quan sát một con chim sẻ đang nhảy nhót trên nhành cây có thể khơi dậy sự ngạc nhiên, kỳ diệu và lòng biết ơn đối với thiên nhiên. Sâu sắc hơn nữa, những trải nghiệm này dẫn đến sự tôn thờ và biết ơn đối với Đấng đã tạo dựng nên thiên nhiên và toàn thể vũ trụ. Những cảm xúc mạnh mẽ này có thể được hiểu là một sự kết nối tâm linh khiến cho chúng ta có cảm giác rằng chúng ta là một phần của một cái gì đó lớn lao hơn chính bản thân mình.

Sự kết nối này vượt ra ngoài sự trân trọng đơn thuần đối với thiên nhiên. Linh đạo sinh thái coi Trái Đất như ngôi nhà của chúng ta; đây không chỉ là nơi để cho chúng ta duy trì cuộc sống, mà còn là nơi chính sự sống của chúng ta khởi đầu. Sự hùng vĩ của núi non, sự bao la của đại dương, sự thơ mộng của những đồng cỏ xanh bát ngát, sự cân bằng tinh tế của các hệ sinh thái – tất cả đều trở thành những biểu hiện của một điều gì đó xứng đáng được tôn kính. Điều này không có nghĩa chúng ta tôn thờ Trái Đất như một vị thần, mà là nhận ra tầm quan trọng sâu xa của Trái Đất và vai trò của chúng ta trong ngôi nhà chung này.

Kết quả tự nhiên xuất phát từ thái độ tôn kính này là mối quan tâm sâu sắc đến sự lành mạnh của Trái Đất. Điều này khiến cho chúng ta muốn tránh những hành động làm suy thoái môi trường làm mất đi vẻ đẹp của hành tinh và sự bền vững của các tài nguyên mà Trái Đất cung cấp cho con người. Từ việc làm ô nhiễm môi trường và phá rừng đến việc khai thác tài nguyên một cách vô kiểm soát, những hành động này đi ngược với mối liên kết giữa chúng ta với Trái Đất. Linh đạo sinh thái khuyến khích một sự chuyển đổi nội tâm hướng tới việc bước chân nhẹ nhàng hơn trên Trái Đất, tìm niềm vui và hạnh phúc của lối sống đơn giản hơn, và chia sẻ những món quà thiên nhiên một cách công bằng hơn cho mọi người.

Linh đạo sinh thái không đòi hỏi con người phải ngừng phát triển về mặt xã hội, văn hóa, khóa học, công nghệ… Linh đạo sinh thái thừa nhận vai trò của con người trong thế giới. Chúng ta không thể duy trì cuộc sống nếu không thay đổi cảnh quan ở một mức độ nào đó. Mọi sinh vật đều cần sử dụng tài nguyên để sinh tồn, duy trì nòi giống. Con người cũng không ngoại lệ. Điều quan trọng nằm ở chỗ chúng ta thực hiện điều đó "một cách yêu thương, có hiểu biết, khéo léo và tôn kính," như thi hào Wendell Berry từng chia sẻ.[2]

Linh đạo sinh thái thách thức quan điểm phổ biến cho rằng thiên nhiên là thứ mà chúng ta cần phải nghiên cứu để tìm cách khống chế, thống trị và khái thác nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Thay vào đó, linh đạo này đề xuất một mối quan hệ dựa trên sự khiêm nhường, lòng biết ơn, sự tương phụ và sự chung sống với nhau một cách hài hòa. Bằng cách trải nghiệm những kỳ quan của Trái Đất và nhận ra tính thiêng liêng của hành tinh, chúng ta có thể thiết lập một kết nối sâu sắc hơn với thế giới tự nhiên và có động lực nhằm xây dựng một tương lai bền vững hơn cho bản thân chúng ta và tất cả các sinh vật sống.

Cuối cùng, thần học sinh thái cần phải giúp cho chúng ta thấm nhuần một linh đạo sinh thái. Thần học sinh thái, với tính chất liên ngành và liên tôn của mình, tiếp tục là một nguồn cảm hứng và là một động lực mạnh mẽ cho những nỗ lực bảo vệ môi trường và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai. Linh đạo sinh thái khuyến khích một tầm nhìn dài hạn, nơi mà mọi quyết định và hành động đều được xem xét dựa trên tác động của chúng đối với sự bền vững của hành tinh trong nhiều thế kỷ tới.

______

Translated from Vietnamese to English by AI language model:

From Ecotheology to Ecological Spirituality

One of the important goals of ecotheology is to promote and develop an ecological spirituality in individuals and communities. Ecological spirituality reflects a spiritual experience that manifests a deep connection with nature. It encourages us to view the Earth as a sacred entity with which humans can relate intimately and respectfully.

The process of developing ecological spirituality begins with our encounters with nature. Experiences such as camping in a forest, climbing a high mountain, or simply observing a sparrow hopping on a branch can evoke wonder, awe, and gratitude for nature. More profoundly, these experiences lead to worship and gratitude towards the Creator of nature and the entire universe. These powerful emotions can be understood as a spiritual connection that makes us feel part of something greater than ourselves.

This connection goes beyond mere appreciation for nature. Ecological spirituality views the Earth as our home; it is not just a place for us to sustain life, but also where our very existence begins. The majesty of the mountains, the vastness of the oceans, the beauty of the sprawling green meadows, and the delicate balance of ecosystems—all become manifestations of something worthy of reverence. This does not mean worshipping the Earth as a deity but recognizing the profound importance of the Earth and our role in this common home.

The natural outcome of this attitude of reverence is a deep concern for the well-being of the Earth. This makes us want to avoid actions that degrade the environment, robbing the planet of its beauty and the sustainability of the resources it provides for humanity. From polluting the environment and deforestation to uncontrolled resource extraction, these actions go against our connection with the Earth. Ecological spirituality encourages an inner transformation towards treading more lightly on the Earth, finding joy and happiness in simpler lifestyles, and sharing nature's gifts more equitably with everyone.

Ecological spirituality does not demand that humans cease social, cultural, scientific, or technological development. It acknowledges the role of humans in the world. We cannot sustain life without altering the landscape to some extent. All living beings need to use resources to survive and reproduce. Humans are no exception. What matters is that we do so "lovingly, intelligently, skillfully, and reverently," as poet Wendell Berry once shared.

Ecological spirituality challenges the common view that nature is something to be studied, controlled, dominated, and exploited to meet human needs. Instead, it proposes a relationship based on humility, gratitude, interdependence, and harmonious coexistence. By experiencing the wonders of the Earth and recognizing the sacredness of the planet, we can establish a deeper connection with the natural world and find the motivation to build a more sustainable future for ourselves and all living beings.

Ultimately, ecotheology must help us imbue ecological spirituality. With its interdisciplinary and interfaith nature, ecotheology continues to be an inspiration and a powerful motivator for environmental protection efforts and building a better world for future generations. Ecological spirituality encourages a long-term vision where every decision and action is considered based on their impact on the planet's sustainability for centuries to come.




[1] Ned Hettinger, “Ecospirituality: First Thoughts,” Dialogue and Alliance 9, No. 2 (1995): 81-98.

[2] Ned Hettinger, “Ecospirituality: First Thoughts,” Dialogue and Alliance 9, No. 2 (1995): 81-98.

Friday, July 19, 2024

Thần học sinh thái như một thần học bối cảnh

 


Lĩnh vực thần học sinh thái bắt đầu và phát triển mạnh nhất tại phương Tây. Tuy nhiên, những đóng góp từ các lăng kính khác như Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, giúp mở rộng và đóng góp những cách nhìn đa dạng về thần học sinh thái. Ngày nay, thần học sinh thái được xem như một loại thần học bối cảnh (contextual theology). Điều này dựa trên tiền đề rằng mọi vấn đề, trong đó có cả thần học, đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời gian và không gian. Ngoài ra, ngôn ngữ, công nghệ và văn hóa cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành cách con người hiểu và nhận thức về Thiên Chúa.[1] Trong cuốn sách "Models of Contextual Theology" (Các mô hình thần học bối cảnh), thần học gia Stephen Bevans khẳng định rằng các thực tế trong hiện tại và các khả năng trong tương lai là một nguồn cảm hứng đặc biệt quan trọng đối với thần học bối cảnh.[2] Kitô hữu được thách thức để tìm cách tích hợp thông tin và ý tưởng mới với niềm tin hiện có của mình. Để thực hiện điều này có thể khó khăn khi chúng ta buộc phải từ bỏ một số truyền thống quý giá và lâu đời. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một trải nghiệm tích cực. Các thách thức của thời đại có thể là động lực dẫn đến những sáng kiến mới trong sứ mạng chia sẻ Phúc Âm và đáp ứng với nhu cầu của thời đại.  

Khả năng của Kitô giáo trong việc thích ứng, hoặc hội nhập, với các nền văn hóa được coi là một thế mạnh, cho thấy khả năng của Kitô giáo trong việc kết nối với một chân lý cao hơn. Mục đích của thần học là tìm hiểu và nêu bật bản chất phổ quát và đích thực của Thiên Chúa. Mục đích và tính chất của thần học không bao giờ thay đổi. Chỉ có điều thay đổi là cách mà người làm thần học sử dụng các phương pháp và chất liệu hiện có nhằm đi tới sự thấu hiểu và diễn giải sự hiểu biết đó.

Thần học bối cảnh khẳng định rằng Thiên Chúa không thuộc về hoặc bị gò bó vào bất cứ một nền văn hóa hay dân tộc nào. Vì thế, Kitô giáo không thể từ chối thích ứng với các bối cảnh xã hội-văn hóa mới hay có thái độ cứng nhắc cho rằng Kitô giáo đích thực phải mang hình dạng và phản ánh lối tư duy của một nền văn hóa duy nhất nào đó. Não trạng này sẽ dẫn đến tình trạng thông điệp Phúc Âm có thể trở nên mờ nhạt, không liên quan đến thực tại trong mỗi thời kỳ và bối cảnh sống mà con người đang đối mặt.

Tuy nhiên, việc thích ứng không nên được thực hiện một cách bừa bãi, thiếu thận trọng. Quá trình này phải đạt được sự cân bằng giữa sự thích ứng với bối cảnh mới nhưng vẫn duy trì những yếu tố về truyền thống. Một mặt sự thay đổi và thích ứng là cần thiết. Mặt khác, nếu sự thích ứng dẫn đến tình trạng làm cho thông điệp cốt lõi của Phúc Âm bị biến dạng, Kitô giáo sẽ gặp nguy cơ bị pha loãng và mất đi sự kết nối vững chắc với gốc rễ của mình.

Có một số người cho rằng thần học sinh thái là một hình thức của thần học giải phóng, một điển hình quan trọng của thần học theo bối cảnh. Thần học giải phóng là một lĩnh vực bao gồm rất nhiều lăng kính và bối cảnh khác nhau, ví dụ thần học châu Mỹ Latinh, thần học châu Á, thần học phụ nữ, thần học Minjung (người nghèo ở Hàn Quốc), thần học Dalit (tầng lớp thấp nhất nằm ngoài hệ thống Varna của Ân độ giáo), v.v. Tuy nhiên, nếu như điểm khởi đầu của thần học giải phóng là thực tại về đời sống con người, đặc biệt là người nghèo và bị áp bức, thì đối với thần học sinh thái, điểm khởi đầu là tình trạng của trật tự của sự sáng tạo. Do điểm khởi đầu có sự khác biệt nên thần học sinh thái cần sử dụng các tiền đề thần học không trùng hợp với các loại thần học giải phóng.

Ví dụ, Dự án Kinh Thánh Trái Đất (Earth Bible Project) đề xuất các tiền đề thần học của thần học sinh thái bao gồm sáu nguyên tắc như sau:

·       1. Nguyên tắc về giá trị nội tại: Vũ trụ, Trái Đất và tất cả các thành phần của Trái Đất đều có giá trị nội tại.

·      2. Nguyên tắc về sự kết nối: Trái Đất là một cộng đồng các sinh vật kết nối với nhau và tương phụ lẫn nhau để sống và tồn tại.

·      3. Nguyên tắc về tiếng nói: Trái Đất là một chủ thể có khả năng thể hiện sự vui mừng và chống lại sự bất công.

·      4. Nguyên tắc về mục đích: Vũ trụ, Trái Đất và tất cả các thành phần của hành tinh là một phần của một thiết kế vũ trụ mang tính năng động. Trong thiết kế này, mỗi mảnh ghép đều có vị trí trong mục tiêu tổng thể của nó.

·     5.  Nguyên tắc về sự chăm sóc lẫn nhau: Trái Đất là một thực thể đa dạng và cân bằng. Con người hợp tác với các thành phần khác trong tinh thần trách nhiệm để giữ gìn thay vì cai trị Trái Đất để duy trì sự cân bằng và phong phú trên hành tinh.

·      6. Nguyên tắc về kháng cự: Trái Đất và các thành phần trên hành tinh không chỉ chịu đựng những bất công của con người mà còn tích cực chống lại sự bất công và đấu tranh vì công lý.[3]

Với tư cách là một thần học bối cảnh, thần học sinh thái có thể được xây dựng từ các lăng kính xã hội và văn hóa khác nhau, tương tự như thần học giải phóng đã bàn ở trên. Riêng tại Á châu, các nhà thần học đang phát triển một cách tiếp cận độc đáo đối với thần học sinh thái. Cách tiếp cận này dựa trên thần học Kitô giáo, nhưng cũng kết hợp các ý tưởng từ các tôn giáo và văn hóa khác ở châu Á, chẳng hạn như Phật giáo, Ấn Độ giáo và Nho giáo. Phương pháp được sử dụng trong nỗ lực này là việc đối thoại với các tôn giáo bạn. Có một số tiếng nói kêu gọi nỗ lực xây dựng một thần học sinh thái liên tôn (interreligious ecotheology) – một thần học sinh thái chung được phát triển từ kết quả của đối thoại liên tôn.[4] Tuy nhiên, ý kiến này đòi hỏi một quá trình đối thoại và tương tác giữa các chuyên gia và các tôn giáo một cách liên tục và tận tâm mới hy vọng đạt được. Song song với nỗ lực xây dựng một thần học sinh thái liên tôn, các thần học gia tại Á châu đang tìm cách phát triển thần học sinh thái Kitô giáo mang nguồn cảm hứng từ việc đối thoại với các tôn giáo khác.

Ví dụ, Liên đoàn Hội đồng Giám mục châu Á (FABC) đã trình bày khái niệm gọi là "thần học về sự hài hòa" (theology of harmony). FABC cho rằng khái niệm này bắt nguồn từ cách nhìn truyền thống của người châu Á về thế giới rằng, sự cân bằng và hài hòa giữa mọi thứ là một mục đích tối hậu trong cuộc sống. FABC khẳng định rằng "có một cách tiếp cận thực tại của châu Á, một thế giới quan, trong đó tổng thể là tổng số của mạng lưới các mối quan hệ và tương tác của các phần khác nhau với nhau, nói một cách khác, hài hòa, một từ cộng hưởng với tất cả các nền văn hóa châu Á." [5] Theo thần học này, Thiên Chúa là nguồn gốc cuối cùng và đích thực của sự hài hòa. Người đã và đang hoạt động không ngừng nhằm khôi phục sự hài hòa kể từ khi tội lỗi làm cho sự hài hòa bị mất đi trong thế giới. Thần học hài hòa được FABC áp dụng cho toàn thể thực tại của cuộc sống, trong đó có cả những mối bận tâm về môi trường sinh thái. Khủng hoảng sinh thái được coi là hệ quả của tình trạng con người không duy trì sự cân bằng với thiên nhiên. Thần học này kêu gọi Kitô hữu hành động như những người đồng sáng tạo với Thiên Chúa, tìm cách chữa lành môi trường và mang lại sự hài hòa trong toàn bộ sự sáng tạo.

Bên cạnh thần học hài hòa của FABC, các nhà thần học châu Á cũng đã xem xét những khái niệm tâm linh khác trong các truyền thống tôn giáo tại Châu Á để giúp phát triển thần học sinh thái. Một khái niệm được đặc biệt quan tâm là khái niệm về “khí” trong Nho giáo. Khí được hiểu là năng lượng sống, là lực lượng cơ bản và phổ quát tồn tại trong vũ trụ, hiện diện trong cả tự nhiên và con người. Theo quan điểm Nho giáo, khí là nguyên liệu cơ bản tạo nên mọi vật chất và sự sống, từ trời đất, con người đến vạn vật. Khí không ngừng luân chuyển và biến đổi, là nguồn gốc của mọi hiện tượng tự nhiên và sự sống. Sự cân bằng của khí trong cơ thể con người và trong tự nhiên là yếu tố quyết định cho sức khỏe và sự hài hòa. Khi khí lưu thông một cách thuận lợi và cân bằng, con người sẽ khỏe mạnh và tự nhiên sẽ ổn định. Ngược lại, khi khí bị tắc nghẽn hoặc mất cân bằng, sẽ dẫn đến bệnh tật và rối loạn. Nho giáo không chỉ coi trọng việc duy trì sự cân bằng của khí trong cơ thể con người mà còn đề cao sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống hòa hợp với môi trường xung quanh. Do khái niệm về khí có nhiều đồng điểm với cách Kitô giáo diễn tả về sự hiện diện và vai trò của Chúa Thánh Thần trong vũ trụ, nhiều thần học gia cho rằng khái niệm này có thể được sử dụng như một chất liệu để phát triển thần học sinh thái từ lăng kính thần học về Chúa Thánh Thần.[6]

-------------

Translated from Vietnamese to English by AI language model:

Ecotheology as Contextual Theology

The field of ecotheology began and developed most robustly in the West. However, contributions from other perspectives such as Latin America, Africa, and Asia have helped to expand and provide diverse viewpoints on ecotheology. Today, ecotheology is seen as a type of contextual theology. This is based on the premise that all issues, including theology, are influenced by factors of time and space. Additionally, language, technology, and culture also play significant roles in shaping how humans understand and perceive God. In his book "Models of Contextual Theology," theologian Stephen Bevans asserts that present realities and future possibilities are particularly important sources of inspiration for contextual theology. Christians are challenged to find ways to integrate new information and ideas with their existing beliefs. Achieving this can be difficult when we are forced to let go of some cherished and long-standing traditions. However, this can also be a positive experience. The challenges of the era can serve as a driving force for new initiatives in the mission of sharing the Gospel and responding to the needs of the times.

Christianity’s ability to adapt, or inculturate, to different cultures is seen as a strength, demonstrating Christianity’s capability to connect with a higher truth. The purpose of theology is to explore and highlight the universal and authentic nature of God. The purpose and nature of theology never change. What changes is how theologians use available methods and resources to reach an understanding and interpretation of that knowledge.

Contextual theology asserts that God does not belong to or is not confined to any single culture or people. Therefore, Christianity cannot refuse to adapt to new socio-cultural contexts or rigidly insist that true Christianity must reflect the form and thinking of only one specific culture. This mindset can lead to the Gospel message becoming blurred and irrelevant to the realities of each era and context in which people live.

However, adaptation should not be carried out recklessly or carelessly. This process must achieve a balance between adapting to new contexts while maintaining traditional elements. On one hand, change and adaptation are necessary. On the other hand, if adaptation leads to the core message of the Gospel being distorted, Christianity risks becoming diluted and losing its strong connection to its roots.

Some argue that ecotheology is a form of liberation theology, an important example of contextual theology. Liberation theology encompasses many perspectives and contexts, such as Latin American theology, Asian theology, feminist theology, Minjung theology (the theology of the oppressed in Korea), Dalit theology (the theology of the oppressed caste in Hinduism), etc. However, while the starting point of liberation theology is the reality of human life, especially the poor and oppressed, the starting point for ecotheology is the state of the order of creation. Due to this different starting point, ecotheology needs to use theological premises that do not coincide with those of liberation theology.

For example, the Earth Bible Project proposes theological premises for ecotheology that include six principles:

1.    1. The principle of intrinsic worth: The universe, Earth and all its components have intrinsic worth/value;

2.    2. The principle of interconnectedness: Earth is a community of interconnected living things that are mutually dependent on each other for life and survival;

3.   3. The principle of voice: Earth is a subject capable of raising its voice in celebration and against injustice;

4.  4.  The principle of purpose: The universe, Earth and all its components are part of a dynamic cosmic design within which each piece has a place in the overall goal of that design;

5.   5. The principle of mutual custodianship: Earth is a balanced and diverse domain where responsible custodians can function as partners with, rather than rulers over, Earth to sustain its balance and a diverse Earth community;

6.  6.  The principle of resistance: Earth and its components not only suffer from human injustices but actively resist them in the struggle for justice.

As a form of contextual theology, ecotheology can be built from different social and cultural perspectives, similar to the aforementioned liberation theology. In Asia, theologians are developing a unique approach to ecotheology. This approach is based on Christian theology but also incorporates ideas from other religions and cultures in Asia, such as Buddhism, Hinduism, and Confucianism. The method used in this effort is interfaith dialogue. Some voices call for the effort to build an interreligious ecotheology – an ecotheology developed from the results of interfaith dialogue. However, this initiative requires a continuous and dedicated process of dialogue and interaction between experts and religions to hope for success. Alongside the effort to build an interreligious ecotheology, theologians in Asia are trying to develop a Christian ecotheology inspired by dialogue with other religions.

For example, the Federation of Asian Bishops’ Conferences (FABC) has presented the concept called "theology of harmony." The FABC argues that this concept stems from the traditional Asian view of the world that balance and harmony between all things is the ultimate goal in life. The FABC asserts that "there is an Asian approach to reality, a world-view, wherein the whole is the sum-total of the web of relationships and interaction of the various parts with each other, in a word, harmony, a word which resonates with all Asian cultures." According to this theology, God is the ultimate and authentic source of harmony. He has been continuously working to restore harmony since sin caused harmony to be lost in the world. The theology of harmony is applied by the FABC to the entire reality of life, including environmental concerns. The ecological crisis is seen as a consequence of humans failing to maintain balance with nature. This theology calls on Christians to act as co-creators with God, seeking to heal the environment and bring harmony to all of creation.

Besides the theology of harmony from the FABC, Asian theologians have also considered other spiritual concepts in Asian religious traditions to help develop ecotheology. One concept of particular interest is the concept of “qi” in Confucianism. Qi is understood as the vital energy, the fundamental and universal force existing in the universe, present in both nature and humans. According to Confucianism, qi is the basic material that forms all matter and life, from heaven and earth, humans to all things. Qi continuously circulates and transforms, being the source of all natural phenomena and life. The balance of qi in the human body and in nature is a determining factor for health and harmony. When qi flows smoothly and is balanced, humans are healthy and nature is stable. Conversely, when qi is blocked or unbalanced, it leads to illness and disorder. Confucianism values not only maintaining the balance of qi in the human body but also emphasizes the harmony between humans and nature, highlighting the importance of living in harmony with the surrounding environment. Since the concept of qi has many similarities with how Christianity describes the presence and role of the Holy Spirit in the universe, many theologians believe that this concept can be used as material to develop a pneumatological approach to ecotheology.


[2] Stephen B. Bevans, Models of Contextual Theology, rev. ed. (Maryknoll, NY: Orbis, 2002), 70.

[3] Norman Habel, “Introduction,” in Exploring Ecological Hermeneutics, ed. Norman C. Habel and Peter L. Trudinger (Atlanta: Society of Biblical Literature, 2008), 2.

[4] Felix Wilfred, “Toward Inter-Religious Eco-Theology,” Concilium (2009): 43–54.

[5] FABC Papers 75, “Asian Christian Perspectives on Harmony,” 1995, 66.

[6] Kok-Weng Chiang and Geoffrey Tan, “A Pneumatological Eco-theology from an East Asian Confucian Perspective,” Asia Journal of Theology 26, no. 2 (2012): 10-12.