Friday, July 19, 2024

Thần học sinh thái như một thần học bối cảnh

 


Lĩnh vực thần học sinh thái bắt đầu và phát triển mạnh nhất tại phương Tây. Tuy nhiên, những đóng góp từ các lăng kính khác như Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, giúp mở rộng và đóng góp những cách nhìn đa dạng về thần học sinh thái. Ngày nay, thần học sinh thái được xem như một loại thần học bối cảnh (contextual theology). Điều này dựa trên tiền đề rằng mọi vấn đề, trong đó có cả thần học, đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời gian và không gian. Ngoài ra, ngôn ngữ, công nghệ và văn hóa cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành cách con người hiểu và nhận thức về Thiên Chúa.[1] Trong cuốn sách "Models of Contextual Theology" (Các mô hình thần học bối cảnh), thần học gia Stephen Bevans khẳng định rằng các thực tế trong hiện tại và các khả năng trong tương lai là một nguồn cảm hứng đặc biệt quan trọng đối với thần học bối cảnh.[2] Kitô hữu được thách thức để tìm cách tích hợp thông tin và ý tưởng mới với niềm tin hiện có của mình. Để thực hiện điều này có thể khó khăn khi chúng ta buộc phải từ bỏ một số truyền thống quý giá và lâu đời. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một trải nghiệm tích cực. Các thách thức của thời đại có thể là động lực dẫn đến những sáng kiến mới trong sứ mạng chia sẻ Phúc Âm và đáp ứng với nhu cầu của thời đại.  

Khả năng của Kitô giáo trong việc thích ứng, hoặc hội nhập, với các nền văn hóa được coi là một thế mạnh, cho thấy khả năng của Kitô giáo trong việc kết nối với một chân lý cao hơn. Mục đích của thần học là tìm hiểu và nêu bật bản chất phổ quát và đích thực của Thiên Chúa. Mục đích và tính chất của thần học không bao giờ thay đổi. Chỉ có điều thay đổi là cách mà người làm thần học sử dụng các phương pháp và chất liệu hiện có nhằm đi tới sự thấu hiểu và diễn giải sự hiểu biết đó.

Thần học bối cảnh khẳng định rằng Thiên Chúa không thuộc về hoặc bị gò bó vào bất cứ một nền văn hóa hay dân tộc nào. Vì thế, Kitô giáo không thể từ chối thích ứng với các bối cảnh xã hội-văn hóa mới hay có thái độ cứng nhắc cho rằng Kitô giáo đích thực phải mang hình dạng và phản ánh lối tư duy của một nền văn hóa duy nhất nào đó. Não trạng này sẽ dẫn đến tình trạng thông điệp Phúc Âm có thể trở nên mờ nhạt, không liên quan đến thực tại trong mỗi thời kỳ và bối cảnh sống mà con người đang đối mặt.

Tuy nhiên, việc thích ứng không nên được thực hiện một cách bừa bãi, thiếu thận trọng. Quá trình này phải đạt được sự cân bằng giữa sự thích ứng với bối cảnh mới nhưng vẫn duy trì những yếu tố về truyền thống. Một mặt sự thay đổi và thích ứng là cần thiết. Mặt khác, nếu sự thích ứng dẫn đến tình trạng làm cho thông điệp cốt lõi của Phúc Âm bị biến dạng, Kitô giáo sẽ gặp nguy cơ bị pha loãng và mất đi sự kết nối vững chắc với gốc rễ của mình.

Có một số người cho rằng thần học sinh thái là một hình thức của thần học giải phóng, một điển hình quan trọng của thần học theo bối cảnh. Thần học giải phóng là một lĩnh vực bao gồm rất nhiều lăng kính và bối cảnh khác nhau, ví dụ thần học châu Mỹ Latinh, thần học châu Á, thần học phụ nữ, thần học Minjung (người nghèo ở Hàn Quốc), thần học Dalit (tầng lớp thấp nhất nằm ngoài hệ thống Varna của Ân độ giáo), v.v. Tuy nhiên, nếu như điểm khởi đầu của thần học giải phóng là thực tại về đời sống con người, đặc biệt là người nghèo và bị áp bức, thì đối với thần học sinh thái, điểm khởi đầu là tình trạng của trật tự của sự sáng tạo. Do điểm khởi đầu có sự khác biệt nên thần học sinh thái cần sử dụng các tiền đề thần học không trùng hợp với các loại thần học giải phóng.

Ví dụ, Dự án Kinh Thánh Trái Đất (Earth Bible Project) đề xuất các tiền đề thần học của thần học sinh thái bao gồm sáu nguyên tắc như sau:

·       1. Nguyên tắc về giá trị nội tại: Vũ trụ, Trái Đất và tất cả các thành phần của Trái Đất đều có giá trị nội tại.

·      2. Nguyên tắc về sự kết nối: Trái Đất là một cộng đồng các sinh vật kết nối với nhau và tương phụ lẫn nhau để sống và tồn tại.

·      3. Nguyên tắc về tiếng nói: Trái Đất là một chủ thể có khả năng thể hiện sự vui mừng và chống lại sự bất công.

·      4. Nguyên tắc về mục đích: Vũ trụ, Trái Đất và tất cả các thành phần của hành tinh là một phần của một thiết kế vũ trụ mang tính năng động. Trong thiết kế này, mỗi mảnh ghép đều có vị trí trong mục tiêu tổng thể của nó.

·     5.  Nguyên tắc về sự chăm sóc lẫn nhau: Trái Đất là một thực thể đa dạng và cân bằng. Con người hợp tác với các thành phần khác trong tinh thần trách nhiệm để giữ gìn thay vì cai trị Trái Đất để duy trì sự cân bằng và phong phú trên hành tinh.

·      6. Nguyên tắc về kháng cự: Trái Đất và các thành phần trên hành tinh không chỉ chịu đựng những bất công của con người mà còn tích cực chống lại sự bất công và đấu tranh vì công lý.[3]

Với tư cách là một thần học bối cảnh, thần học sinh thái có thể được xây dựng từ các lăng kính xã hội và văn hóa khác nhau, tương tự như thần học giải phóng đã bàn ở trên. Riêng tại Á châu, các nhà thần học đang phát triển một cách tiếp cận độc đáo đối với thần học sinh thái. Cách tiếp cận này dựa trên thần học Kitô giáo, nhưng cũng kết hợp các ý tưởng từ các tôn giáo và văn hóa khác ở châu Á, chẳng hạn như Phật giáo, Ấn Độ giáo và Nho giáo. Phương pháp được sử dụng trong nỗ lực này là việc đối thoại với các tôn giáo bạn. Có một số tiếng nói kêu gọi nỗ lực xây dựng một thần học sinh thái liên tôn (interreligious ecotheology) – một thần học sinh thái chung được phát triển từ kết quả của đối thoại liên tôn.[4] Tuy nhiên, ý kiến này đòi hỏi một quá trình đối thoại và tương tác giữa các chuyên gia và các tôn giáo một cách liên tục và tận tâm mới hy vọng đạt được. Song song với nỗ lực xây dựng một thần học sinh thái liên tôn, các thần học gia tại Á châu đang tìm cách phát triển thần học sinh thái Kitô giáo mang nguồn cảm hứng từ việc đối thoại với các tôn giáo khác.

Ví dụ, Liên đoàn Hội đồng Giám mục châu Á (FABC) đã trình bày khái niệm gọi là "thần học về sự hài hòa" (theology of harmony). FABC cho rằng khái niệm này bắt nguồn từ cách nhìn truyền thống của người châu Á về thế giới rằng, sự cân bằng và hài hòa giữa mọi thứ là một mục đích tối hậu trong cuộc sống. FABC khẳng định rằng "có một cách tiếp cận thực tại của châu Á, một thế giới quan, trong đó tổng thể là tổng số của mạng lưới các mối quan hệ và tương tác của các phần khác nhau với nhau, nói một cách khác, hài hòa, một từ cộng hưởng với tất cả các nền văn hóa châu Á." [5] Theo thần học này, Thiên Chúa là nguồn gốc cuối cùng và đích thực của sự hài hòa. Người đã và đang hoạt động không ngừng nhằm khôi phục sự hài hòa kể từ khi tội lỗi làm cho sự hài hòa bị mất đi trong thế giới. Thần học hài hòa được FABC áp dụng cho toàn thể thực tại của cuộc sống, trong đó có cả những mối bận tâm về môi trường sinh thái. Khủng hoảng sinh thái được coi là hệ quả của tình trạng con người không duy trì sự cân bằng với thiên nhiên. Thần học này kêu gọi Kitô hữu hành động như những người đồng sáng tạo với Thiên Chúa, tìm cách chữa lành môi trường và mang lại sự hài hòa trong toàn bộ sự sáng tạo.

Bên cạnh thần học hài hòa của FABC, các nhà thần học châu Á cũng đã xem xét những khái niệm tâm linh khác trong các truyền thống tôn giáo tại Châu Á để giúp phát triển thần học sinh thái. Một khái niệm được đặc biệt quan tâm là khái niệm về “khí” trong Nho giáo. Khí được hiểu là năng lượng sống, là lực lượng cơ bản và phổ quát tồn tại trong vũ trụ, hiện diện trong cả tự nhiên và con người. Theo quan điểm Nho giáo, khí là nguyên liệu cơ bản tạo nên mọi vật chất và sự sống, từ trời đất, con người đến vạn vật. Khí không ngừng luân chuyển và biến đổi, là nguồn gốc của mọi hiện tượng tự nhiên và sự sống. Sự cân bằng của khí trong cơ thể con người và trong tự nhiên là yếu tố quyết định cho sức khỏe và sự hài hòa. Khi khí lưu thông một cách thuận lợi và cân bằng, con người sẽ khỏe mạnh và tự nhiên sẽ ổn định. Ngược lại, khi khí bị tắc nghẽn hoặc mất cân bằng, sẽ dẫn đến bệnh tật và rối loạn. Nho giáo không chỉ coi trọng việc duy trì sự cân bằng của khí trong cơ thể con người mà còn đề cao sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống hòa hợp với môi trường xung quanh. Do khái niệm về khí có nhiều đồng điểm với cách Kitô giáo diễn tả về sự hiện diện và vai trò của Chúa Thánh Thần trong vũ trụ, nhiều thần học gia cho rằng khái niệm này có thể được sử dụng như một chất liệu để phát triển thần học sinh thái từ lăng kính thần học về Chúa Thánh Thần.[6]

-------------

Translated from Vietnamese to English by AI language model:

Ecotheology as Contextual Theology

The field of ecotheology began and developed most robustly in the West. However, contributions from other perspectives such as Latin America, Africa, and Asia have helped to expand and provide diverse viewpoints on ecotheology. Today, ecotheology is seen as a type of contextual theology. This is based on the premise that all issues, including theology, are influenced by factors of time and space. Additionally, language, technology, and culture also play significant roles in shaping how humans understand and perceive God. In his book "Models of Contextual Theology," theologian Stephen Bevans asserts that present realities and future possibilities are particularly important sources of inspiration for contextual theology. Christians are challenged to find ways to integrate new information and ideas with their existing beliefs. Achieving this can be difficult when we are forced to let go of some cherished and long-standing traditions. However, this can also be a positive experience. The challenges of the era can serve as a driving force for new initiatives in the mission of sharing the Gospel and responding to the needs of the times.

Christianity’s ability to adapt, or inculturate, to different cultures is seen as a strength, demonstrating Christianity’s capability to connect with a higher truth. The purpose of theology is to explore and highlight the universal and authentic nature of God. The purpose and nature of theology never change. What changes is how theologians use available methods and resources to reach an understanding and interpretation of that knowledge.

Contextual theology asserts that God does not belong to or is not confined to any single culture or people. Therefore, Christianity cannot refuse to adapt to new socio-cultural contexts or rigidly insist that true Christianity must reflect the form and thinking of only one specific culture. This mindset can lead to the Gospel message becoming blurred and irrelevant to the realities of each era and context in which people live.

However, adaptation should not be carried out recklessly or carelessly. This process must achieve a balance between adapting to new contexts while maintaining traditional elements. On one hand, change and adaptation are necessary. On the other hand, if adaptation leads to the core message of the Gospel being distorted, Christianity risks becoming diluted and losing its strong connection to its roots.

Some argue that ecotheology is a form of liberation theology, an important example of contextual theology. Liberation theology encompasses many perspectives and contexts, such as Latin American theology, Asian theology, feminist theology, Minjung theology (the theology of the oppressed in Korea), Dalit theology (the theology of the oppressed caste in Hinduism), etc. However, while the starting point of liberation theology is the reality of human life, especially the poor and oppressed, the starting point for ecotheology is the state of the order of creation. Due to this different starting point, ecotheology needs to use theological premises that do not coincide with those of liberation theology.

For example, the Earth Bible Project proposes theological premises for ecotheology that include six principles:

1.    1. The principle of intrinsic worth: The universe, Earth and all its components have intrinsic worth/value;

2.    2. The principle of interconnectedness: Earth is a community of interconnected living things that are mutually dependent on each other for life and survival;

3.   3. The principle of voice: Earth is a subject capable of raising its voice in celebration and against injustice;

4.  4.  The principle of purpose: The universe, Earth and all its components are part of a dynamic cosmic design within which each piece has a place in the overall goal of that design;

5.   5. The principle of mutual custodianship: Earth is a balanced and diverse domain where responsible custodians can function as partners with, rather than rulers over, Earth to sustain its balance and a diverse Earth community;

6.  6.  The principle of resistance: Earth and its components not only suffer from human injustices but actively resist them in the struggle for justice.

As a form of contextual theology, ecotheology can be built from different social and cultural perspectives, similar to the aforementioned liberation theology. In Asia, theologians are developing a unique approach to ecotheology. This approach is based on Christian theology but also incorporates ideas from other religions and cultures in Asia, such as Buddhism, Hinduism, and Confucianism. The method used in this effort is interfaith dialogue. Some voices call for the effort to build an interreligious ecotheology – an ecotheology developed from the results of interfaith dialogue. However, this initiative requires a continuous and dedicated process of dialogue and interaction between experts and religions to hope for success. Alongside the effort to build an interreligious ecotheology, theologians in Asia are trying to develop a Christian ecotheology inspired by dialogue with other religions.

For example, the Federation of Asian Bishops’ Conferences (FABC) has presented the concept called "theology of harmony." The FABC argues that this concept stems from the traditional Asian view of the world that balance and harmony between all things is the ultimate goal in life. The FABC asserts that "there is an Asian approach to reality, a world-view, wherein the whole is the sum-total of the web of relationships and interaction of the various parts with each other, in a word, harmony, a word which resonates with all Asian cultures." According to this theology, God is the ultimate and authentic source of harmony. He has been continuously working to restore harmony since sin caused harmony to be lost in the world. The theology of harmony is applied by the FABC to the entire reality of life, including environmental concerns. The ecological crisis is seen as a consequence of humans failing to maintain balance with nature. This theology calls on Christians to act as co-creators with God, seeking to heal the environment and bring harmony to all of creation.

Besides the theology of harmony from the FABC, Asian theologians have also considered other spiritual concepts in Asian religious traditions to help develop ecotheology. One concept of particular interest is the concept of “qi” in Confucianism. Qi is understood as the vital energy, the fundamental and universal force existing in the universe, present in both nature and humans. According to Confucianism, qi is the basic material that forms all matter and life, from heaven and earth, humans to all things. Qi continuously circulates and transforms, being the source of all natural phenomena and life. The balance of qi in the human body and in nature is a determining factor for health and harmony. When qi flows smoothly and is balanced, humans are healthy and nature is stable. Conversely, when qi is blocked or unbalanced, it leads to illness and disorder. Confucianism values not only maintaining the balance of qi in the human body but also emphasizes the harmony between humans and nature, highlighting the importance of living in harmony with the surrounding environment. Since the concept of qi has many similarities with how Christianity describes the presence and role of the Holy Spirit in the universe, many theologians believe that this concept can be used as material to develop a pneumatological approach to ecotheology.


[2] Stephen B. Bevans, Models of Contextual Theology, rev. ed. (Maryknoll, NY: Orbis, 2002), 70.

[3] Norman Habel, “Introduction,” in Exploring Ecological Hermeneutics, ed. Norman C. Habel and Peter L. Trudinger (Atlanta: Society of Biblical Literature, 2008), 2.

[4] Felix Wilfred, “Toward Inter-Religious Eco-Theology,” Concilium (2009): 43–54.

[5] FABC Papers 75, “Asian Christian Perspectives on Harmony,” 1995, 66.

[6] Kok-Weng Chiang and Geoffrey Tan, “A Pneumatological Eco-theology from an East Asian Confucian Perspective,” Asia Journal of Theology 26, no. 2 (2012): 10-12.

 

No comments:

Post a Comment