Tuesday, July 16, 2024

Thần học sinh thái ra đời như thế nào?

 


Thuật ngữ 'thần học sinh thái' được chuyển ngữ từ thuật ngữ trong tiếng Anh là “ecotheology” hoặc “ecological theology”. Từ “ecotheology” bắt đầu được sử dụng rộng rải vào những năm 1990. Các từ "ecology/sinh thái," "economy/kinh tế," và "ecumenical/đại kết" đều có chung một nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: "oikos," nghĩa là "nhà cửa." Thuật ngữ “ecotheology/thần học sinh thái” phản ánh ý tưởng của niềm tin Kitô giáo rằng có một sự liên kết chặt chẻ giữa Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa với Trái Đất và tất cả các sinh vật trên Trái Đất – tất cả đều liên kết với nhau và có thể được hiểu như một "ngôi nhà" rộng lớn mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên. Thần học sinh thái thực chất là một sự suy tư thần học về 'ngôi nhà của Thiên Chúa.' Trong những năm gần đây, ẩn dụ về ngôi nhà đã trở nên phổ biến trong cách trình bày thần học sinh thái bởi vì ngôi nhà là một hình ảnh mà dường như tất cả mọi người trên thế giới đều cảm thấy gần gũi và dễ hiểu.  

Thần học sinh thái Kitô giáo trong học thuật phương Tây xuất hiện vào khoảng năm 1970 như một phong trào học thuật mang tính đại kết. Sự ra đời của thần học sinh thái được đánh dấu bằng các ấn phẩm quan trọng như "Crisis in Eden" của Frederick Elder, "Can Man Survive?" của Hugh Montefiore, "Brother Earth" của Paul Santmire và "The Ecology of Faith" của Joseph Sittler. Những tác phẩm đầu tiên này, phần lớn do những tác giả người Mỹ viết, đã đặt nền móng cho sự phát triển của thần học sinh thái Kitô giáo.

Sự xuất hiện của phong trào thần học sinh thái bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính, đó là tình trạng hủy hoại môi trường ngày càng leo thang và việc Kitô giáo bị quy trách nhiệm cho thực trạng này. Vào những thập niên hậu Chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều yếu tố trong xã hội đương thời đã thúc đẩy ý thức về sự an sinh của con người lẫn môi trường thiên nhiên. Một số biến cố quan trọng bao gồm sự tàn phá gây ra bởi bom hạt nhân trong chiến tranh, sự ra đời của cuốn sách "Silent Spring" của Rachel Carson nói về tác động môi trường do lạm dụng thuốc diệt sâu trong nông nghiệp, và quá trình phi thực dân hóa diễn ra sau năm 1945. Các sự kiện khác như Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường năm 1972 tại Stockholm, Thụy Điển cũng đã đóng vai trò trong việc thúc đẩy ý thức về vấn nạn môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Yếu tố quan trọng thứ hai xuất phát từ một bài tiểu luận được đăng trên tạp chí Science tại Hoa Kỳ vào năm 1967. Tác giả của bài viết là Lynn White, Jr, một sử gia chuyên về thời kỳ Trung Cổ. Bài tiểu luận với tựa đề "The Historical Roots of Our Ecological Crisis" (Nguồn gốc lịch sử của khủng hoảng sinh thái), nêu lên quan điểm rằng truyền thống Do Thái – Kitô giáo là tôn giáo mang tính nhân vị (anthropocentric) nhất trong lịch sử nhân loại. Chính bản chất nhân vị này là nguyên do dẫn đến vấn nạn sinh thái ngày nay. Theo White, bởi vì trong Kinh Thánh Cựu Ước, Thiên Chúa giao quyền cho con người làm bá chủ mọi loài nên đã dẫn đến tình trạng con người tìm mọi cách để khai thác thiên nhiên tùy ý. Chủ nghĩa nhân vị thúc đẩy việc phát triển khoa học và công nghệ hiện đại nhằm giúp con người thể hiện quyền lực trên thiên nhiên theo mệnh lệnh được đưa ra trong Kinh Thánh. Lời chỉ trích của White đã được nhiều học giả như Carl Amery, Roderick Nash và John Passmore nhắc lại như một lập luận rõ ràng về vai trò của Kitô giáo trong sự suy thoái môi trường.

Bài viết gây chấn động của White đã đóng vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển của phong trào thần học sinh thái. Trong thời kỳ sơ khai của phong trào, quan điểm của các bài viết dao động giữa hai vấn đề: (1) đối chất với quan điểm của White nhằm làm rõ và bảo vệ lập trường của Kitô giáo về môi trường; và (2) thú nhận và xin lỗi vì vai trò của Kitô giáo đối với vấn nạn sinh thái. Dần dần, sự hình thành của thần học sinh thái Kitô giáo bao gồm việc diễn giải lại các đoạn Kinh Thánh dưới ánh sáng của các mối quan tâm sinh thái. Các tài liệu Kinh Thánh chính bao gồm các câu chuyện về sự sáng tạo trong sách Sáng Thế, nhấn mạnh sự tốt lành của các loài thụ tạo; các Thánh Vịnh ca ngợi công trình sáng tạo của Thiên Chúa; và các sách ngôn sứ với lời kêu gọi công lý và chăm sóc đất đai. Nói tóm lại, thần học sinh thái ra đời bởi vì hai yếu tố chính: (1) thực trạng khủng hoảng sinh thái ngày càng gia tăng khiến cho nhiều người không thể phớt lờ sự thật; (2) Kitô giáo bị lên án là nguyên do quan trọng, thậm chí chính yếu trong việc gây ra vấn nạn môi trường.

******

Translated from Vietnamese to English by AI language model:

The term “ecotheology” began to be widely used in the 1990s. The terms "ecology," "economy," and "ecumenical" all share the same Greek root: "oikos," meaning "house." Ecotheology reflects the Christian belief that there is an integral connection between God the Creator and the Earth and all living beings on Earth – all interconnected and can be understood as a vast "house" created by God. Essentially, ecotheology is a theological reflection on 'God's house.' In recent years, the metaphor of the house has become popular in presenting ecotheology because the house is an image that seems relatable and easily understood by people worldwide.

Christian ecotheology in Western academia emerged around 1970 as an ecumenical academic movement. The birth of ecotheology was marked by important publications such as Frederick Elder's "Crisis in Eden," Hugh Montefiore's "Can Man Survive?" Paul Santmire's "Brother Earth," and Joseph Sittler's "The Ecology of Faith." These early works, mostly written by American authors, laid the foundation for the development of Christian ecotheology.

The emergence of the ecotheology movement was influenced by two main factors: the escalating environmental degradation and Christianity being blamed for this situation. In the decades following World War II, various factors in contemporary society heightened awareness of both human and environmental well-being. Some significant events include the devastation caused by nuclear bombs in the war, the publication of Rachel Carson's "Silent Spring" addressing the environmental impacts of pesticide overuse in agriculture, and the process of decolonization after 1945. Other events, such as the 1972 United Nations Conference on the Environment in Stockholm, Sweden, also played a role in raising awareness of the growing environmental crisis.

The second significant factor stemmed from an essay published in the Science journal in the United States in 1967. The author, Lynn White, Jr., a historian specializing in the Medieval period, wrote the essay titled "The Historical Roots of Our Ecological Crisis." In this essay, White argued that the Judeo-Christian tradition is the most anthropocentric religion in human history, and this anthropocentrism is the root cause of today's ecological problems. According to White, because in the Old Testament, God grants humans dominion over all creatures, it led humans to exploit nature at will. This anthropocentrism promoted the development of modern science and technology to help humans exert their power over nature, as commanded in the Bible. White's criticism was echoed by many scholars such as Carl Amery, Roderick Nash, and John Passmore as a clear argument about Christianity's role in environmental degradation.

White's seminal essay played a significant role in promoting the development of the ecotheology movement. In the early stages of the movement, the perspectives of writings oscillated between two issues: (1) countering White's views to clarify and defend Christianity's stance on the environment; and (2) acknowledging and apologizing for Christianity's role in the ecological crisis. Gradually, the formation of Christian ecotheology involved reinterpreting biblical passages in light of ecological concerns. Key biblical texts include the creation stories in Genesis, emphasizing the goodness of all creatures; the Psalms praising God's creation; and the prophetic books calling for justice and land stewardship. In short, ecotheology emerged due to two main factors: (1) the increasingly severe ecological crisis that many could not ignore; and (2) Christianity being condemned as a significant, even primary, cause of environmental problems.

No comments:

Post a Comment