Thursday, July 18, 2024

Thần học sinh thái được đặt trên nền tảng gì?

Nói một cách tổng quan, thần học sinh thái được xây dựng trên nền tảng cốt lõi của các giáo lý Kitô giáo nhằm thiết lập một cách nhìn mới về mối quan hệ giữa con người và các loài thụ tạo mà chúng ta thường gọi là thế giới tự nhiên. Trong phạm vi của chương nhập đề này, tác giả chỉ nêu bật một vài khái niệm chính được sử dụng như nguồn cảm hứng thần học đối với các nhà thần học sinh thái. Tuy nhiên, cách tiếp cận, khai thác và trình bày các khái niệm có nhiều khác biệt giữa các thần học gia khác nhau.

Trước hết, giáo lý về sự sáng tạo nhấn mạnh bản chất tốt lành và giá trị vốn có của thế giới tự nhiên. Sự thật này hoàn toàn tách biệt khỏi lợi ích hay giá trị của nó đối với con người. Kinh Thánh thuật lại rằng Thiên Chúa đã tạo ra toàn bộ vũ trụ, bao gồm cả thiên nhiên, và "thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp" (St 1,31). Giá trị nội tại này được củng cố thêm bởi khái niệm Imago Dei (Hình ảnh của Thiên Chúa). “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Điều này cho thấy rằng tất cả các loài thụ vật, bao gồm cả thế giới tự nhiên, đều sở hữu giá trị và phẩm giá nội tại. Sự kiện Ngôi Lời nhập thể càng nhấn mạnh thêm tính thiêng liêng của thế giới vật chất. Nếu Thiên Chúa chọn ngự trị giữa thụ tạo thông qua Chúa Giêsu (Ga 1,14), điều đó biểu thị tầm quan trọng và giá trị của chính Trái Đất.

Dựa trên những khái niệm thần học căn bản này, nhiều nhà thần học sinh thái đã cổ võ khái niệm “người quản lý” để nhấn mạnh rằng con người được giao phó trách nhiệm chăm sóc và quản lý tài nguyên của Trái Đất một cách khôn ngoan, chứ không phải khai thác chúng một cách bừa bãi, vô kiểm soát (St 2,15). Những giáo lý này, khi được nhìn nhận qua lăng kính sinh thái, dẫn đến lời kêu gọi về sự ý thức sinh thái và trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên. Chúng ta được kêu gọi giữ gìn Trái Đất không chỉ vì lợi ích cá nhân, mà còn vì Trái Đất là biểu hiện của sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa, đồng thời là một công trình tạo dựng có giá trị nội tại do chính Thiên Chúa ấn định.

Thần học sinh thái, về nghĩa rộng không chỉ là lĩnh vực của riêng Kitô giáo, hay Công giáo. Trên thực tế, học giả Hồi giáo Seyyed Hossein Nasr là một người tiên phong trong thần học sinh thái từ những năm cuối thập niên 1960. Thần học sinh thái cũng có thể tìm thấy ở các tôn giáo khác như Ấn giáo và Do Thái giáo. Đối với Giáo hội Công giáo, đặc biệt phương Tây, những nhà thần học sinh thái tiên phong bao gồm Bernard Lonergan, Karl Rahner, Edward Schillebeeckx và Teilhard de Chardin. Tuy nhiên, thần học sinh thái bắt đầu phát triển mạnh thông qua công trình của các học giả thế hệ tiếp theo như Thomas Berry, Celia Deane-Drummond, Ilia Delio, Denis Edwards, Matthew Fox, Elizabeth Johnson, Hans Küng, Susan Rakoczy, Rosemary Radford Ruether và Markus Vogt. Trong các thần học gia nói trên, chúng ta thấy có một số tiếng nói quan trọng đến từ thần học gia thuộc nữ giới.

Cách nhìn về sinh thái toàn diện của Công giáo đã đạt đến đỉnh điểm trong thông điệp "Laudato Si’" của Đức Giáo hoàng Phanxicô được phát hành vào năm 2015. Viết cho toàn thế giới không chỉ riêng người Công giáo, thông điệp này đã nhận được sự ủng hộ tích cực khắp nơi trên thế giới, trong lẫn ngoài cộng đồng tôn giáo. Ngoài ra, các đóng góp từ nhiều vị giáo hoàng, hội đồng giám mục và các tổ chức giáo hội toàn cầu lẫn địa phương đã hình thành nên thần học sinh thái Công giáo, với nhiều tài liệu và tuyên bố khác nhau về vấn đề sinh thái.

Thần học sinh thái Kitô giáo bao hàm những hệ quả đạo đức bởi vì thần học này được đặc trưng bởi một sự phê phán kép.[1] Thứ nhất là sự phê phán về sự hủy diệt sinh thái từ lăng kính của Kitô giáo. Thứ hai là phê phán về vai trò của Kitô giáo trong sự hủy diệt đó. Vế thứ hai này được thực hiện từ lăng kính sinh thái. Cả hai sự phê phán đều quan trọng, nhưng đặc biệt là sự phê phán thứ hai. Vì lý do này, Kitô hữu cần cập nhật hiểu biết của mình về Kinh thánh và các giáo huấn Kitô giáo dưới ánh sáng của các thách thức sinh thái. Điều này đòi hòi người Kitô giáo phải nhìn nhận và cảm nhận Kinh thánh theo những cách mới, xem xét vai trò của các nghi thức phụng vụ và thờ phượng trong việc chăm sóc Trái Đất và phát triển đạo đức Kitô giáo nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Các nguyên tắc đạo đức thiết yếu việc ứng phó với tình trạng khủng hoảng sinh thái liên quan đến trách nhiệm quản lý môi trường thiên nhiên, duy trì sự bền vững của tài nguyện cũng như thể hiện sự công lý trong xã hội.

----

Translated into English by AI language model

Theological Foundations of Ecotheology

Ecotheology is fundamentally built upon the core doctrines of Christianity, aiming to establish a new perspective on the relationship between humans and the natural world. In this introductory exposition, the author highlights a few key concepts used as theological inspiration by ecological theologians. However, the approach, exploration, and presentation of these concepts vary among theologians.

First and foremost, the doctrine of creation emphasizes the inherent goodness and intrinsic value of the natural world, independent of its utility or value to humans. The Bible recounts that God created the entire universe, including nature, and "saw that it was very good" (Genesis 1:31). This intrinsic value is further reinforced by the concept of Imago Dei (Image of God). "God created humankind in His image, in the image of God He created them; male and female He created them" (Genesis 1:27). This indicates that all creatures, including the natural world, possess intrinsic value and dignity. The Incarnation of the Word underscores the sacredness of the material world. If God chose to dwell among creation through Jesus (John 1:14), it signifies the importance and value of Earth itself.

Building on these fundamental theological concepts, many ecological theologians have promoted the notion of "stewardship" to emphasize that humans are entrusted with the responsibility to care for and manage Earth's resources wisely, rather than exploit them recklessly and uncontrollably (Genesis 2:15). When viewed through an ecological lens, these doctrines call for ecological awareness and responsibility in protecting the natural environment. We are called to preserve Earth not just for personal gain, but because Earth is an expression of God's creative power and a creation with inherent value ordained by God.

Ecotheology is not limited to Christianity or Catholicism. In fact, Islamic scholar Seyyed Hossein Nasr was a pioneer in ecological theology from the late 1960s. Ecotheology can also be found in other religions such as Hinduism and Judaism. For the Catholic Church, especially in the West, pioneering ecological theologians include Bernard Lonergan, Karl Rahner, Edward Schillebeeckx, and Teilhard de Chardin. However, ecotheology began to flourish through the work of the next generation of scholars such as Thomas Berry, Celia Deane-Drummond, Ilia Delio, Denis Edwards, Matthew Fox, Elizabeth Johnson, Hans Küng, Susan Rakoczy, Rosemary Radford Ruether, and Markus Vogt. Among these theologians, we see several significant female voices.

The Catholic comprehensive view of ecology reached its pinnacle in Pope Francis' encyclical "Laudato Si’" released in 2015. Written for the entire world, not just Catholics, this encyclical received widespread positive support globally, both within and outside the religious community. Additionally, contributions from many popes, bishops' conferences, and global and local church organizations have shaped Catholic ecological theology, with various documents and statements on ecological issues.

Christian ecotheology encompasses moral implications because it is characterized by dual critique. The first is the critique of ecological destruction from a Christian perspective. The second is the critique of Christianity's role in that destruction. This second critique is undertaken from an ecological perspective. Both critiques are important, but especially the second one. For this reason, Christians need to update their understanding of the Bible and Christian teachings in light of ecological challenges. This requires Christians to read and feel the Bible in new ways, consider the role of liturgical practices and worship in caring for Earth, and develop Christian ethics to address environmental issues. Essential ethical principles in responding to the ecological crisis include the responsibility of environmental stewardship, maintaining the sustainability of resources, and ensuring social justice.


[1] Conradie, Ernst M. 2023. Ecotheology. In St Andrews Encyclopaedia of Theology. Available online: https://www.saet.ac.uk/Christianity/ Ecotheology (accessed on 10 December 2023).

No comments:

Post a Comment