Sunday, September 4, 2022

Bối cảnh xã hội và mục vụ (Ph. 2/ Ch. 1)

Trích từ tập sách "Sứ vụ của Giáo hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số". (Tác giả: Lm. Anthony Lê Đức, SVD). NXB. Asian Research Center for Religion and Social Communication, 2022.



Các thách đố mục vụ


1. Khía cạnh xã hội



Tác động của CNTT-TT đối với đời sống xã hội của con người nhìn chung được đánh giá là tích cực. Trong quá trình phát triển CNTT-TT, đã xuất hiện nhiều nền tảng truyền thông (email, tin nhắn, hội nghị trực tuyến, v.v.) cũng như các trang mạng xã hội cho phép kết nối xuyên thời gian và không gian. Các ứng dụng như WhatsApp, Facetime và Viber cho phép chúng ta giao tiếp và kết nối với nhau trên toàn cầu cách nhanh chóng và hiệu quả với chi phí rẻ. Mặc dù không hoàn hảo, nhưng các công cụ chuyển ngữ giúp cho chúng ta có thể giao tiếp và cộng tác với những người thuộc các nền văn hóa và ngôn ngữ khác một cách dễ dàng hơn. Các nền tảng có tính năng gọi điện video mang lại lợi ích cho nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi mà phần lớn thời gian ở trong nhà và không dễ dàng đến thăm người thân ở các thành phố hoặc quốc gia khác.

Phương tiện mạng xã hội cũng giúp chúng ta kết nối lại với những người bạn đã mất liên lạc từ lâu, giúp tìm kiếm các đối tác kinh doanh tiềm năng, và tìm kiếm các cộng sự mới cho những dự án của mình. Internet cũng đã trở thành một nền tảng phổ biến để thực hiện các dự án nhân đạo và các hoạt động từ thiện do cộng đồng tài trợ. Ở quy mô lớn hơn, internet có thể giúp thúc đẩy nhận thức về một gia đình nhân loại và tình huynh đệ của con người. Các cộng đồng được thiết lập trực tuyến cũng tạo cơ hội cho những cuộc gặp gỡ với những cá nhân có nền tảng văn hóa và địa vị xã hội khác với mình, các mối tương quan mới có thể chỉ được duy trì trên không gian mạng, hoặc được vun đắp bằng những buổi gặp gỡ ngoại tuyến, diện đối diện.

Tuy CNTT-TT mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta, nhưng cũng có không ít những biểu hiện tiêu cực đáng quan ngại. Việc lạm dụng CNTT-TT và dành quá nhiều thời giờ để tiêu khiển trên mạng xã hội có thể gây nên những tác động nguy hại đến các mối tương quan hằng ngày trong đời sống của chúng ta. Mặc dù CNTT-TT mang lại sự dễ dàng trong việc làm quen với người khác và tham gia vào cuộc trò chuyện thông qua các phương tiện kỹ thuật số, nhưng công nghệ không đảm bảo một tình bạn lâu dài và có ý nghĩa. Chúng ta thấy rằng việc tương tác trực tuyến rất phổ biến, nhưng nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thuộc thế hệ Y (hoặc Igen) cho biết: họ không có một người bạn thực sự thân thiết nào và thường xuyên rơi vào trạng thái cảm thấy cô đơn.[1] Một phần nguyên nhân là giao tiếp trực tuyến có xu hướng không phản ánh suy nghĩ và cảm xúc thực sự của cá nhân, nhất là khi người ta thường xuyên diễn đạt ý tưởng với các biểu tượng cảm xúc (emoji) tuy thú vị nhưng cũng mơ hồ ý nghĩa, như biểu tượng mặt cười, mặt buồn, mặt khóc... Hơn nữa, vì tương tác trực tuyến mang lại cho nhiều người cảm giác như đang ẩn danh, họ tỏ ra ít kiềm chế hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh khi giao tiếp với người khác, dẫn đến việc họ dễ dàng xúc phạm và gây tổn thương cho nhau trên không gian trực tuyến. Ngay cả trên diễn đàn báo chí thời sự mà người ta thường cho là thuộc về tầng lớp có học, có nhiều lời bình luận từ độc giả mang tính đả kích, chia rẽ, thiếu văn hóa.

Việc ít giao tiếp trực tiếp có thể dẫn đến sự “ngắt kết nối xã hội” (social disconnect), khiến cho các mối tương quan nhân vị trong đời sống trở nên hời hợt, thiếu sự liên đới và mật thiết. Trong một số trường hợp cực đoan, có người chuyển sang xây dựng mối tương quan với những đối tượng kỹ thuật số như chó, mèo, người điện tử thay vì vun đắp mối tương quan với người thật, và trải nghiệm các tình huống và cảm xúc trong đời thực.

Năm 2019, một người đàn ông tại Nhật Bản tên Akihiko Kondo đã “kết hôn” với một “hologram” của một thần tượng ảo (virtual idol) có tên Hatsume Miko, và coi đó là vợ của mình.[2] Trong nghi lễ kết hôn còn có sự tham dự của 39 khách mời là bà con và bạn bè. Tuy nhiên, bố mẹ của nhà trai đã không đến tham dự. Chắc hẳn hai ông bà từng mơ ước con mình sẽ cưới một cô gái xinh đẹp và sinh ra cho họ những đứa cháu dễ thương làm vui nhà vui cửa, chứ không phải cưới một nhân vật điện tử. Chúng ta không cần phải đặt vấn đề “bố mẹ nhà gái” là ai; chắc hẳn, “bố mẹ” là những anh chàng kỹ sư phần mềm với trí tưởng tượng phong phú và khả năng lập trình thuộc hạng giỏi. Một điều đáng quan ngại khác nữa về hiện tượng này là ngoài Akihiko Kondo ra, còn có thêm 3.700 người Nhật khác nữa cũng đã đăng ký với công ty phát triển công nghệ Gatebox vào năm 2017 để “kết hôn” với những nhân vật ảo mà họ hâm mộ.

Đối với những người vẫn còn trò chuyện với người thật, nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng mạng xã hội trực tuyến để liên lạc với gia đình và bạn bè không phải là một giải pháp hiệu quả nhằm làm giảm cảm giác cô đơn.[3] Trong các gia đình ở thành thị, các thành viên ngày càng cô lập mình trong phòng riêng nhiều hơn. Ở đó, họ chủ yếu tiêu khiển thời giờ với các thiết bị điện tử. Mặc dù có sự giao tiếp với người khác diễn ra liên tục thông qua việc nhắn tin, đăng bài và trò chuyện, nhưng tất cả những phương thức này đều thiếu yếu tố giao tiếp giữa người với người cách trực tiếp. Thói quen sử dụng các thiết bị vi tính trong việc giao tiếp với gia đình, đồng nghiệp, người yêu…khiến nhiều người cảm thấy thoải mái hơn khi liên hệ qua trung gian CNTT-TT thay vì trực tiếp đến với nhau. Trớ trêu thay, mặc dù chúng ta nhốt mình trong phòng riêng nhiều hơn, nhưng dường như chúng ta ít được nghỉ ngơi hơn trước đây. Điện thoại thông minh đã có tác động tiêu cực đáng kể đến thời gian nghỉ ngơi, gây ra sự suy giảm chất lượng cũng như thời lượng giấc ngủ trên toàn cầu.[4]

Phải thừa nhận CNTT-TT mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội để kết nối với người khác, đặc biệt khi chúng ta biết sử dụng công nghệ cách phù hợp và thận trọng. Tuy nhiên, nó cũng gây nên vô số các tác động tiêu cực do sự lạm dụng bởi những cá nhân và tổ chức với mục đích xấu. Lạm dụng internet bao gồm các hành vi như: đánh cắp thông tin và tấn công bằng vi-rút, các nhóm cực đoan sử dụng internet để tuyên truyền, chiêu mộ thành viên mới và lên kế hoạch tấn công khủng bố. Việc sử dụng các thuật toán tích hợp (algorithms) và các công cụ khác khiến cho việc tiếp cận thông tin ngày càng có xu hướng một chiều, dẫn đến tình trạng chia rẽ và phân cực trong xã hội.[5] Ảnh hưởng này càng mạnh hơn khi người ta có xu hướng chia sẻ những nội dung tiêu cực về cá nhân hoặc nhóm khác, góp phần làm gia tăng sự thù hận, thành kiến và bất hòa xã hội.

Trên thực tế, có một phần nhân loại đáng kể chưa thể tiếp cận được với CNTT-TT. Nếu như tỷ lệ sử dụng internet trên toàn cầu hiện nay được cho là ở mức 60%, thì vẫn còn 40% chưa tiếp cận được với công nghệ này. Sự chênh lệch kỹ thuật số (digital divide) được thấy trong các nhóm khác nhau tùy theo giới tính, địa vị kinh tế - xã hội, địa lý cũng như bối cảnh chính trị.[6] Ngay cả ở Hàn Quốc, một trong những quốc gia được kết nối mạng cao nhất thế giới, việc sử dụng mạng internet của nhóm người trên 75 tuổi thấp hơn đáng kể so với các thế hệ trẻ hơn; các thế hệ dưới 75 tuổi này thường chiếm gần mức 100%. Mặc dù internet có tiềm năng to lớn để đạt được lý tưởng về một xã hội bình đẳng, nhưng khả năng tiếp cận công nghệ và điều kiện kinh tế trở thành những trở ngại để đạt được lý tưởng này. Ở các quốc gia có sự phân biệt đối xử về giới tính, phụ nữ ít được tiếp cận với công nghệ hơn. Sự thống trị của nam giới trong việc sử dụng CNTT-TT được thể hiện rõ qua thực tế là ở nhiều quốc gia, nam giới sở hữu điện thoại thông minh nhiều hơn so với nữ giới. Ngoài giới tính thì sự nghèo đói cũng hạn chế khả năng tiếp cận internet và các dịch vụ xã hội khác. Cuối cùng, khoảng cách kỹ thuật số cũng được nhận thấy trong sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; thường người dân thành phố có lợi thế tiếp cận với CNTT-TT nhiều hơn.


[1] “The terrible problem afflicting millennials,” Aleteia (22/10/2019), https://aleteia.org/2019/10/22/the-terrible-problem-afflicting-millennials/?print=1

[2] “Japanese man marries hologram of virtual idol Hatsume Miko,” South China Morning Post (03/12/2019), https://www.scmp.com/yp/discover/lifestyle/features/article/3069257/japanese-man-marries-hologram-virtual-idol-hatsune.

[3] Mike Z. Yao and Zhong Zhi-jin, "Loneliness, social contacts and Internet addiction: A cross-lagged panel study," Computers in Human Behavior 30 (2014): 164-170.

[4] Katherine Ormerod, Why Social Media is Ruining Your Life (UK: Hachette, 2018).

[5] Vấn đề này sẽ được bàn luận chi tiết hơn trong những chương kế tiếp.

[6] “Digital Divide,” Wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Digital_divide



Thursday, September 1, 2022

Bối cảnh xã hội và mục vụ (Ph. 1/ Ch. 1)

Trích từ tập sách "Sứ vụ của Giáo hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số". (Tác giả: Lm. Anthony Lê Đức, SVD). NXB. Asian Research Center for Religion and Social Communication, 2022.

Tôi sống trong một cộng đoàn nhỏ tại Bangkok bao gồm năm thành viên – ba linh mục, một thỉnh sinh và một bạn trẻ đang tìm hiểu ơn gọi truyền giáo Dòng Ngôi Lời. Ba anh em linh mục chúng tôi đều là người gốc Việt. Chúng tôi đã tham gia sứ vụ truyền giáo của hội dòng ở Thái Lan vào các giai đoạn khác nhau. Tôi là người phục vụ tại Thái Lan lâu nhất, tính đến nay đã 15 năm, riêng hai thành viên còn lại thì đến Thái Lan khoảng 10 năm.

Một trong ba anh em linh mục chúng tôi là Cha Đaminh Nguyễn Đức Linh. Khi đến xứ Chùa Vàng để phục vụ, Cha Linh đã được hội dòng sai đi làm mục vụ tại một giáo xứ ở tỉnh Udon Thani, thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan. Ở đó giáo dân chủ yếu là người Thái có nền văn hóa địa phương mà người ta gọi là “Isan” với giọng nói có nhiều điểm tương đồng với người Lào. Sau một thời gian làm mục vụ giáo xứ, năm 2019 Cha Linh làm đơn xin phép bề trên cho đi học về mục vụ truyền thông vì ngài có sở thích về mảng mục vụ này, đặc biệt trong lĩnh vực gọi là “truyền thông mới” (new media). Hội đồng Bề trên Dòng đã chấp thuận cho Cha Linh đi học tại Philippines. Tuy nhiên, vừa khi ngài bàn giao lại giáo xứ cho Giáo phận Udon Thani thì tình hình dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Thái Lan cũng như trên toàn thế giới. Vì cả Thái Lan lẫn Philippines đều đóng cửa toàn quốc và hủy bỏ hoàn toàn các chuyến bay giữa hai nước, Cha Linh buộc phải lưu lại Bangkok một thời gian dài để chờ tình hình đại dịch cải thiện, các nước nối lại các chuyến bay để thực hiện dự tính ban đầu.

Ảnh hưởng của đại dịch trên Giáo hội Thái Lan cũng không khác ở những nơi khác trên thế giới. Các nhà thờ phải đóng cửa ở nhiều thời điểm kéo dài hàng tháng. Mọi sinh hoạt bị hạn chế và nhiều lúc bị tạm ngưng để tuân thủ các biện pháp ứng phó với dịch bệnh của chính quyền địa phương. Vì thế, các sinh hoạt trong cộng đoàn nhỏ bé của anh em Ngôi Lời ở Bangkok cũng phải chịu chung một hoàn cảnh. Tuy nhiên, Cha Linh vẫn tìm nhiều cách để làm mục vụ, tránh tình trạng nhàn rỗi chờ ngày hết dịch. Một ngày nọ giữa mùa dịch, tôi nhận được cuộc điện thoại trên ứng dụng LINE từ Sơ Kanlaya thuộc Dòng Thánh Tâm Nữ tại Bangkok. Sơ nói với tôi rằng, hội dòng có kế hoạch qua Việt Nam để thiết lập cộng đoàn, đồng thời tìm kiếm ơn gọi cho hội dòng, vì ơn gọi ở Thái Lan ngày càng khan hiếm. Để chuẩn bị cho sứ vụ này, có một sơ cần phải học tiếng Việt, đó là sơ Băng-on hiện đang là tổng thư ký của Liên hiệp tu sĩ nam nữ tại Thái Lan. Sơ nhờ tôi giúp dạy tiếng Việt cho Sơ Băng-on hoặc giúp tìm người để làm công việc này. Vì các sinh hoạt của tôi cũng đã khá đầy, hơn nữa khả năng tiếng Việt của tôi cũng không giỏi cho lắm, đặc biệt ở phần phát âm các dấu, cho nên tôi đã giới thiệu Cha Linh với Sơ Băng-on. Tôi nói rằng, Cha Linh sẽ làm việc này tốt hơn tôi rất nhiều vì ngài sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, nên sẽ nắm chắc các quy tắc về Việt ngữ hơn tôi. May cho Sơ Băng-on, Cha Linh đã đồng ý dạy tiếng Việt cho sơ để giúp hội dòng sớm có thể bắt đầu sứ vụ mới tại Việt Nam. Vì thời gian đại dịch đòi hỏi mọi người hạn chế đi lại và tụ tập, nên Cha Linh đã không dạy Sơ Băng-on trực tiếp, nhưng qua hệ thống Zoom đang thịnh hành hiện nay. Sau một thời gian học tiếng Việt đều đặn và chăm chỉ, Sơ Băng-on đã bắt đầu nói và đọc được tiếng Việt căn bản, thậm chí còn đọc kinh và tự đàn hát được những bài thánh ca tiếng Việt mà Cha Linh dạy cho sơ.

Đó không phải là việc duy nhất mà Cha Linh làm một cách ngẫu nhiên trong mùa dịch. Mỗi ngày, vào 3 giờ chiều, Cha Linh “quy tụ” một số anh chị em giáo dân từ nhiều nơi khác nhau – Thái Lan, Úc, Việt Nam – để cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa. Một số tham gia qua Zoom, có nhóm tham gia qua Facebook Messenger. Trong số người tham gia có người là lao động di dân tại Thái Lan, có người thuộc tầng lớp tri thức hoặc là các tu sĩ, nhưng mọi người nối kết với nhau trong tâm tình cầu nguyện dưới sự hướng dẫn của Cha Linh. Cha Linh rất dấn thân với nhóm cầu nguyện online của ngài. Thậm chí có ngày cộng đoàn tổ chức đi dã ngoại, trên đường về, đến giờ sinh hoạt của nhóm, ngài xin dừng lại ở trạm xăng 30 phút để hiện diện với mọi người trong giờ cầu nguyện ban chiều.

Một sinh hoạt nữa mà Cha Linh đã làm rất đều đặn trong thời gian lưu lại Bangkok trong mùa dịch là phát sóng trực tuyến các Thánh Lễ Chúa Nhật. Vào những thời điểm tình hình kiểm soát dịch của chính phủ được nới lỏng hơn thì có một số nhỏ anh chị em Việt Nam đến tham dự nghi thức phụng vụ, đồng thời tham gia tích cực qua việc thực hiện các phận vụ dành cho giáo dân trong Thánh lễ. Tuy nhiên, vào những thời gian mà tình hình dịch căng thẳng, mọi người được khuyến cáo không nên tụ tập, thành phần “giáo dân” chỉ là những thành viên trong cộng đoàn. Ngay cả anh chàng thỉnh sinh người Thái, nhờ được cha Linh dạy cho đọc tiếng Việt cũng tham gia thưa đáp và hát trong Thánh lễ cho thêm phần “xôm tụ”. Thánh lễ trực tuyến được phát đi từ nhà nguyện nhỏ bé của cộng đoàn Ngôi Lời tại Bangkok. Vì mục đích của Thánh lễ là để phục vụ các anh chị em lao động di dân nên Cha Linh phát trên trang Facebook “Di dân Việt Nam tại Á châu,” rồi chia sẻ vào trang “Liên hiệp Công giáo Việt Nam tại Thái Lan”.

Chính vì những sinh hoạt mục vụ này mà Cha Linh đã có những trải nghiệm mới trong sứ vụ, sau khi rời khỏi giáo xứ ở vùng quê mà ngài đã dấn thân một thời gian dài. Tuy nhiên, những gì chia sẻ ở trên chỉ mô tả một khía cạnh rất nhỏ về những biến chuyển to lớn đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, liên quan đến bối cảnh xã hội với những tác động sâu xa do công nghệ kỹ thuật số mang lại cho chúng ta. Nhân loại đang trong quá trình tạo ra và sống theo một khuôn mẫu mới của truyền thông xã hội, có khả năng tác động mạnh mẽ đến mục vụ và sứ mạng Phúc Âm hóa của Giáo hội trong hiện tại và tương lai. Kỷ nguyên số ra đời cách đây vài thập kỷ đã mang lại bước tiến bội phần trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) mà nó đang tràn ngập mọi khía cạnh của đời sống con người. CNTT-TT với vô số ứng dụng làm thay đổi cách làm việc và giải trí của chúng ta cũng như cách chúng ta tương quan với gia đình, bạn bè và những người hoàn toàn xa lạ. Công nghệ kỹ thuật số hiện đại thay đổi cách chúng ta mua sắm và tham gia vào các trách nhiệm dân sự. Nó cũng tác động không ít đến cách chúng ta sống đời sống thiêng liêng và tôn giáo, và thậm chí thay đổi cả cách chúng ta nhìn nhận vị trí của mình trên thế giới.

Với việc CNTT-TT tác động đến nhiều khía cạnh trong đời sống cá nhân và tập thể, chúng ta không ngạc nhiên khi bối cảnh mới này đưa Giáo hội đến những thách đố mục vụ chưa từng có trong quá khứ, hoặc có những đặc điểm riêng biệt chưa được biết đến trước khi thời đại kỹ thuật số ra đời. Để thấu hiểu bối cảnh mới một cách tường tận hơn, chúng ta cần tìm hiểu về những thách đố mục vụ đến từ việc sử dụng phổ biến CNTT-TT trong xã hội ngày nay, nhằm có đủ cơ sở để đề xuất các đường hướng mục vụ phù hợp dưới ánh sáng của thần học và giáo huấn mục vụ truyền thông của Giáo hội. Đây là việc làm cần thiết trong quá trình phân định những dấu chỉ thời đại mà Giáo hội luôn kêu gọi các vị lãnh đạo trong Giáo hội và những người làm mục vụ phải thực hiện một cách chuyên cần và đầy ý thức.

Trong phạm vi của tập sách này, chúng ta không thể đào sâu vào tất cả các khía cạnh của bối cảnh kỹ thuật số hiện đại cách chi tiết. Tuy nhiên, những gì được đề cập ở đây cũng phần nào mô tả được những tác động lớn lao mà công nghệ kỹ thuật số đang mang đến cho xã hội con người ở khắp các châu lục và vùng miền khác nhau trên thế giới.


Bối cảnh kỹ thuật số


Sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đã mang đến cho nhân loại một công cụ hữu ích mang tên Internet. Tính đến nay chúng ta đã có 4 thế hệ Internet gọi là Web 1.0, Web 2.0, Web 3.0, và đến Web 4.0.[1] Thời gian đầu, công nghệ internet[2] chỉ mang hình thức trang web tĩnh với các siêu liên kết (hyperlinks), người dùng chỉ đơn thuần lướt qua các trang thông tin dưới dạng truyền thông một chiều. Tuy nhiên, hiện nay internet đã chuyển sang hình thức truyền thông tự trị, chủ động, khám phá nội dung, tự học hỏi cũng như cộng tác. Trong hình thức mới, các công cụ dùng để tạo nội dung được hỗ trợ một cách hiệu quả bởi học máy (machine learning) và Trí tuệ nhân tạo (AI).[3] Chúng ta có thể truy cập internet thông qua các thiết bị máy tính khác nhau, như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh, v.v. Các thiết bị điện tử này không chỉ làm trung gian cho chúng ta giao tiếp mà còn hỗ trợ nhiều hoạt động như chuyển khoản qua điện thoại (mobile banking), dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa (telehealth services), hội nghị trực tuyến (video conferencing), v.v.

Ngày càng có nhiều người, ngay cả những người sống ở những vùng sâu vùng xa có thể học cách sử dụng công nghệ trong các sinh hoạt hằng ngày, cho phép họ tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại. Bởi vì CNTT-TT có tính tức thời, linh hoạt, chi phí phải chăng và dễ sử dụng, nên bất kỳ ai tiếp cận nó đều có thể tận dụng công nghệ không chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân, mà còn tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của người khác. Các số liệu thống kê sau đây cho thấy tốc độ thâm nhập của CNTT-TT trên thế giới ngày càng gia tăng:[4]

● Vào tháng 1 năm 2021, có khoảng 5,22 tỷ người sử dụng điện thoại di động trên thế giới, tăng thêm 93 triệu (1,8%) so với số liệu của tháng 1 năm 2020, chiếm 66,6% dân số toàn cầu.

● Người dùng internet đạt 4,66 tỷ hoặc 59,5% dân số toàn cầu vào năm 2021; đánh dấu mức tăng 316 triệu, hoặc 7,3% so với tháng 1 năm 2020.

● Người dùng mạng xã hội đạt con số 4,20 tỷ hoặc 53,6% dân số toàn cầu vào năm 2021, tăng 490 triệu (13,2%) trên toàn thế giới so với con số của năm trước.

● Trung bình người dùng internet trên thế giới dành 6 giờ 54 phút trực tuyến mỗi ngày.

● Lượng thời gian mà mọi người dành cho các mạng xã hội tăng lên mức trung bình là 2 giờ 25 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, có những khác biệt đáng chú ý giữa các quốc gia; ví dụ, người dùng ở Nhật Bản chỉ dành trung bình 51 phút trên mạng xã hội mỗi ngày trong khi người Philippines sử dụng mạng xã hội trung bình khoảng 4 giờ 15 phút mỗi ngày.


[1] Sareh Aghaei, Mohammad Ali Nematbakhsh and Hadi Khosravi Farsani, “Evolution of the World Wide Web: From Web 1.0 to Web 4.0,” International Journal of Web & Semantic Technology 3, no. 1 (2012): 1– 10.

[2] Ngày nay từ “internet” khi dùng để nói về công nghệ truyền thông, tương đương với radio, truyền hình, điện thoại, v.v. không còn phải viết hoa, nhưng được xem là một danh từ chung. X. “Capitalization of Internet,” https://en.wikipedia.org/wiki/Capitalization_of_Internet.

[4] “Digital 2021 Global Overview Report,” DataReportal (27/01/2021), https://www.slideshare.net/DataReportal/digital-2021-global-overview-report-january-2021-v01

Giới thiệu về sách: 

Wednesday, August 31, 2022

Buddhist Environmental Humanism: A Humanistic Spirituality to Address the Ecological Crisis (Working Paper, Part 5)


6. Conclusion: Buddhist Environmental Humanism as a Spirituality

As expressed in the previous sections, Buddhist humanism is based on the conviction that humanity has the capacity to achieve personal transformation through self-cultivation. This is done primarily through the use of human reasoning combined with hard work and discipline. The outcome of this painstaking process is not only spiritual advancement for oneself but also improved human-human and human-nature relationships. Thus, when human beings become better versions of themselves, personal, communal and environmental problems plaguing humanity get resolved. Buddhist environmental humanism therefore is simply a specific aspect of the overall Buddhist humanistic project of cultivating virtues on behalf of self and others. 

What I would like to stress in regard to Buddhist environmental humanism, indeed Buddhist humanism as a whole, is that it is not simply an ‘ethics’ but a ‘spirituality.’ Indeed, one might find term ‘spirituality’ applied to Buddhism to be an oxymoron because Buddhism denies the existence of a ‘spirit’ or a ‘self.’ Indeed, many people have pointed out that human perfection in the Buddhist worldview can be achieved without any assistance or intervention from the divine. However, ‘spirituality’ in its modern academic usage does not necessarily connote the presence of a ‘spirit’ or a ‘soul’ as understood in Western Christianity, but can also refer to a more general state or experience of inner wellbeing and transformation. Because of this, spirituality as a discipline can be applied to a variety of religious systems as well as non-religious contexts. Prominent Buddhists themselves have also made references to aspects of Buddhism in terms of the field of spirituality. Bhikkhu Bodhi (2006), for example refers to the Buddha as a ‘spiritual leader.’ In another essay, the scholar monk characterized the five Buddhist qualities of faith, energy, mindfulness, concentration and wisdom as ‘spiritual qualities’ (Bhikkhu Bodhi 1998b). The late Thai monk Buddhadasa Bhikkhu spoke of the human moral degeneration as a ‘spiritual disease’ that must be cured by the Dhamma (Buddhadasa 1997). Indeed, he remarked that climate change and other imbalances in nature being experienced at this time is a result of an internal human moral degeneration that affects the external dimension of the world. Thus, the environmental crisis is not just a social crisis but at its root a spiritual crisis. Rectifying this situation cannot be just about coming up with scientific solutions or instituting legal measures that safeguard against environmental destruction. Rather it involves self-cultivation and spiritual transformation that translate into ethical actions on behalf of the natural environment. Our inner spirituality is also manifested in our relational life—our interactions and dealings with others around us. This paper affirms that the natural environment can appropriately constitute one of the kinds of relationships in our life that we can either nourish or harm by the kind of actions that we choose to take. Unfortunately, in our life, we give great priority to our human relationships, especially with members of our immediate family, kinship or ethnic group, but completely ignore or are unaware of our relationship with nature. Thus, we do not invest any effort into improving this relationship for the better. This paper suggests that we must expand our circle of relationship beyond the limit of humanity to include other entities, especially nature. 

The spirituality embedded in Buddhist environmental humanism also suggests that Buddhism is far from an ‘escapist’ spirituality. The aim for emancipation from mundane existence does not prevent us from caring for others in this world. On the contrary, compassion, loving kindness, generosity, responsibility, moderation, and a host of other Buddhist virtues that demonstrate care for others are precisely the means that help us to achieve this ultimate goal. In this manner, Buddhist aspirations are not much different from other religions, say Catholicism. Catholic theology asserts that caring for the things and people in this very world, especially the poor and the marginalized, is indeed the way to achieve eternal life in heaven (Mathew 25). Buddhism presents us with an ultimate vision of no more suffering and permanent happiness in nibbāna. Buddhism also teaches us to not be attached to things in this world, indeed not attached to even ourselves. But Buddhism does not advise us to be uncaring towards the things that belong to mundane existence. To be detached and to be uncaring should not be understood to be the same thing. Buddhist detachment does not in any way prevent us from being truly human and exercising relationally positive actions towards other people and things. Thus, there is no reason to charge Buddhists who are engaged in social issues related to the environment or to the poor as being inauthentic in their Buddhist belief. Some cynical people may take issue with the notion of a “world-loving” or “world-affirming” Buddhist. However, if Buddhist humanism is understood correctly, there is nothing inherently wrong with this disposition. In fact, Buddhist humanism affirms that one cannot be authentically Buddhist without striving to be fully human, i.e., that is being human in the noblest sense of the word, and totally imbued with the virtues that demonstrate love and compassion to a suffering world. The quote attributed to St Irenaeus of Lyons (2nd cent.), “Man fully alive is the glory of God” is often used to illustrate the essence of Christian humanism. For Buddhist humanism and its implications for environmental flourishing, we can assert that ‘Human beings fully realized is the glory of the cosmos.’ 

References

Bhikkhu Bodhi. “Introduction.” In Dāna: The Practice of Giving. Edited by Biddkhu Bodhi. 1995. Retrieved from http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/various/wheel367.html. 

Bhikkhu Bodhi. The Noble Eightfold Path: the Way to the End of Suffering. Kandy: Buddhist Publication Society, 1998a.

Bhikkhu Bodhi. The Five Spiritual Faculties. 1998b Retrieved from http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/bps-essay_22.html.

Bhikkhu Bodhi. The Buddha and His Dhamma. 2006. Retrieved from http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/wheel433.html.

Buddhadasa. “The Natural Cure for Spiritual Disease: a Guide into Buddhist Science.” 1997. Retrieved from http://www.suanmokkh.org/archive/arts/ret/natcure1a.htm on 15 May 2015.

Chiariello, Paul. “Buddhism & Humanism: Two Sides of the same Coin, Part 1.” Applied Sentience (May 23, 2014). Retrieved from https://appliedsentience.com/2014/05/23/buddhism-humanism-two-sides-of-the-same-coin-part-1/. 

Cooper, David E., and Simon P. James. Buddhism, Virtue and Environment. Aldershot, England: Ashgate Pub Co., 2005.

Francis, H.T. and R.A. Neil. The Jataka, Vol.III. Cambridge: Cambridge University Press, 1897.

Hayward, Tim. “Anthropocentrism: A Misunderstood Problem.” Environmental Values 6, no. 1 (1997): 49–63.

Holder, John J. “A Suffering (but Not Irreparable) Nature: Environmental Ethics from the Perspective of Early Buddhism.” Contemporary Buddhism 8, no. 2 (2007): 113–130.

James, Simon P. (2007). Against Holism: Rethinking Buddhist Environmental Ethics. Environmental Values 16, no. 4 (2007): 447–461.

Jootla, Susan E. (1995). “The Practice of Giving.” In Dāna: The Practice of Giving. Edited by Biddkhu Bodhi. 1995. Retrieved from http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/various/wheel367.html. .

Kalupahana, David J. "Buddhism and Chinese Humanism." This paper was presented at a Symposium on Chinese Humanism, sponsored by the Society for Asian and Comparative Philosophy during a special session of the American Philosophical Association, March 25, 1977, 

Kalupahana, David J. “Buddhist Approach to the Environmental Problem.” In Buddhist Approach to Environmental Crisis. The International Buddhist Conference on the United Nations Day of Vesak Celebration, 4-6 May 2009. Edited by Padmasiri De Silva, 1-10.

Keown, Damien. The Nature of Buddhist Ethics. Basingstoke: Palgrave Macmillan, 2001.

Malalasekera, G. P. “The Status of the Individual in Theravada Buddhism.”
Philosophy East and West XIV, no. 2 (1964): 145–56.

Nichiren. “The True Aspect of All Phenomena.” In The Writings of Nichiren Daishonin. Tokyo: Soka Gakkei, 1999.

Norton, Bryan. Toward Unity Among Environmentalists. New York: Oxford University Press, 1994.

O’Brien, Barbara. “The Three Poisons.” Learn Religions (June 23, 2018). Retrieved from https://www.learnreligions.com/the-three-poisons-449603.

Payutto, Phra Prayudh. Thai People and Forest (คนไทยกับป่า). Bangkok: Karomwichakan, 2010.

Phra Dharmakosajarn. Dharma and Environmental Preservation. Bangkok, Thailand: Mahachulalongkornrajavidyalaya Press, 2011.

Puntasen, Apichai. Buddhist Economics as a New Paradigm towards Happiness. Society and Economy 29, no. 2 (2007): 181-200.

Sahni, Pragati. Environmental Ethics in Buddhism: A Virtues Approach. New York: Routledge, 2007.

Schmithausen, Lambert. “The Early Buddhist Tradition and Ecological Ethics.” In How Much Is Enough?: Buddhism, Consumerism and the Human Environment. Edited by Richard K. Payne, 171-222. Somerville, MA: Wisdom Publications, 2010.

Swearer, Ronald K. “Buddhist Virtue, Voluntary Poverty, and Extensive Benevolence.” The Journal of Religious Ethics 26, no. 1 (1998): 71–103.

Varanasi, Lalji 'Shravak'. (1999). “Buddha’s Rejection of the Brahmanical Notion of Atman.” Communication & Cognition 32, no. 1-2 (1999): 9-20.

Pali Canon Texts

Bhikkhu Bodhi (Trans.). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Saṃyutta Nikāya. Second edition. Boston: Wisdom Publications, 2003.

Bhikkhu Bodhi (Trans.). The Numerical Discourses of the Buddha: A Complete Translation of the Anguttara Nikaya. Annotated edition. Boston: Wisdom Publications, 2012.

Bhikkhu Nanamoli (Trans.). The Middle Discourses of the Buddha: A New Translation of the Majjhima Nikāya. Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society, 1995.

Bhikkhu Nanamoli. (Trans.). Path of Purification: Visuddhimagga (The Classic Manual of Buddhist Doctrine and Meditation). Fourth edition. Buddhist Publication Society, 2010.

Oldenberg, H., and R. Pischel (Trans). Therıgatha. London: PTS, 1966. 

Oldenberg, H., and R. Pischel (Eds). Vinaya Piṭaka. Vol. IV, PTS, 1879-1883.

Sangharakshita (Trans.). Dhammapada: The Way of Truth. Tra edition. Windhorse Publications Ltd, 2013.

Walshe, Maurice (Trans.). The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Digha Nikāya. Second edition. Boston: Wisdom Publications, 1995.

Windish, E. (Ed.). Itivuttaka. London: PTS, 1889.

Tuesday, August 23, 2022

Buddhist Environmental Humanism: A Humanistic Spirituality to Address the Ecological Crisis (Working Paper, Part 4)

 


5. Buddhist Humanistic Environmental Virtues


Buddhist self-cultivation enables the individual to possess virtues that promote, among other things, environmental flourishing. The environmental crisis characterized by exploitative and destructive human-nature relationship can be rectified when human virtues are intentionally ordered towards improving it. This section explores a number of environmentally relevant virtues in Buddhist environmental humanism.



Loving kindness (mettā) and compassion (karunā)

Human solidarity with nature in the common experience of suffering can be demonstrated by the virtues of loving kindness (mettā) and compassion (karunā). Loving kindness (mettā) and compassion (karunā) are two of the four sublime abodes (brahma-vihāra) along with sympathetic joy and equanimity. Loving kindness is the wish that all sentient beings, without exception, be happy while compassion is the genuine desire to alleviate the sufferings of others which one is able to feel. The text that one often encounters when discussing about loving kindness is from the Suttras which states: “I dwell pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to myself, I dwell pervading the entire world with a mind imbued with loving-kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will” (A.I.183). Similarly, in the Karaniya Mettā Sutta of the Suttanipata (S.I.8), the Buddha exhorts the practitioner to exercise mettā to others no matter whether they are weak or strong, big or small, seen or unseen, near or far away, etc. Monks are enjoined also to have loving kindness even in the face of challenges and difficulties (M.I.123).

Along with loving kindness, the person who exhibits compassion towards others and has their wellbeing in mind ultimately makes progress in his own spiritual state. The stereotypical verse cited above about loving kindness also has its equivalent for compassion in the suttas. If a person practices compassion, “relishes it, desires it, and finds satisfaction in it. If he is firm in it, focused on it, often dwells in it, and has not lost it when he dies, he is reborn in companionship with the devas of streaming radiance” (A.II.129). Compassion is exemplified by the Buddha himself who is said to be the “one person who arises in the world…out of compassion for the world” (A.I.23) and is “practicing simply out of sympathy and compassion for living beings” (A.II.177). Compassion is exhibited in multiple forms, for example giving material goods or by teaching the Dhamma (A.I.93). Indeed, the latter form of exhibiting compassion characterizes the Buddha who desired to show the people the path to liberation.

As one can see, loving kindness and compassion when practiced diligently by the Buddhist person has direct impact on the environment. For each of these as well as the other sublime virtues, the Buddha exhorted the monks to assiduously train themselves so that they are able to carry out these virtues beyond their immediate neighbors, extending to the entire world (Sahni 2007, 120). Simon P. James points out that someone who is truly compassionate extends his/her compassion to human as well as non-human beings. If one is only compassionate towards human beings, then one would not be considered a truly compassionate person. Thus, a person’s dealings with non-human sentient beings, i.e., animals would reflect on his/her level of virtuousness (2007, 457).

One may ask the question, if loving kindness and compassion are only extended to human beings and non-human sentient beings, then what good is that when it comes to plants and other non-sentient entities? Certainly, a person would hardly be considered compassionate if he/she goes about destroying rainforests which serves as the habitat for countless animal creatures big and small. In the same manner, a person would hardly be considered to be suffusing the world with loving kindness if he/she chooses to fill the air and rivers with dangerous chemicals that harm living things. Thus, the implication for loving kindness and compassion in the context of the environment is that it must respond to all dimensions of life that ultimately holds ramifications for different aspects of the ecology. Buddhism indeed encourages people to be kind and compassionate in a thoroughgoing manner and not just on a selective basis.
 

Gentleness (maddava)

Closely related to loving kindness and compassion is the virtue of gentleness. Gentleness can be seen as the positive derivative of the non-violence (ahimsā) precept in Buddhism. With respect to this First Precept in Buddhism, all actions which intentionally harm other sentient beings are considered morally wrong. In the Dhammapada one is reminded that just as a person recoils at the thought of pain and treasures his own life, so do other sentient beings. Thus, suffering should not be inflicted on others (Dp.129-130). Buddhism not only urges people to be gentle in their daily dealings with other people and animals, but it also encourages people to avoid means of livelihood that brings about intentional harm to others. Thus, making a living by trading weapons, trading human beings, trading flesh, trading spirits and trading poison ought to be avoided, according to the Buddha (A.V.177). In addition, earning a living as pig and sheep butchers, hunters, thieves and murderers resulted in terrible consequences to the individual that no water ablution can eliminate (The.242-3). While the non-violence virtue directly speaks about how one treats fellow human beings and animals, it would be peculiar if a person acted with great respect towards all sentient beings, but made a complete turn-about when it came to plants which in Buddhism is considered to be non-sentient or at best, border-line sentient beings. One would expect that those who display gentleness towards people and animals would also extend this demeanor towards plants and even non-living things like a historic boulder or a cave. When gentleness permeates a person’s veins, it is displayed in his/her actions which affect all the things around him/her. Environmental wellbeing then greatly depends on a human community that knows how to refrain from doing violence to its members and to others. By acting with gentleness towards others, environmentally negative events such as the extinction of animal species due to excessive hunting or the loss of plant species due to destruction of forests can be prevented.


Moderation and contentment

Moderation and contentment (saṅtuṭṭhī) serve as the antidote for the greed that is detrimental to one’s quest for liberation. There is a plethora of texts in the Buddhist canon that exhorts the individual to exercise self-discipline and restraint in behavior, resisting temptation and indulgence in the senses. The Aggañña Suttra of the Dīgha Nikāya (D.III.80-98) tells a fanciful tale of the beginning of the world where as (pre)human beings went through moral degeneration, filling their hearts with greed, hatred, and envy, human lives became less and less joyful. In the beginning, the beings were luminous and weightless creatures floating about space in pure delight. However, as time passed, on earth, there appeared a sweet and savory substance that piqued the curiosity and interest of the beings. They not only ate the substance, but due to greed seeping in, they ate it voraciously which led to its eventual depletion. In the meanwhile, due to endlessly feeding on the earth substance, the weightless beings eventually would not only become coarse individuals with a particular shape, but also lose their radiance. The story then goes on to tell how the natural world and human society continue to evolve in unwholesome manners as a result of the depraved actions of humanity.

This tale clearly shows that there is a causal connection between human virtuousness and the state of the natural world. The lack of moderation, thus, can be seen to be a cause for great detrimental effects not only to the surrounding environment, but also to one’s own wellbeing. While Buddhism does not advocate abject poverty, the Buddha indeed taught that over dependence on material things was a hindrance towards spiritual progress. Monks were asked to have as their possessions not more than a robe and a bowl, enough food for a day, simple lodgings and medicine. On the other hand, such things as gold and silver, high beds, garlands and other luxury items were to be avoided. For the Buddha, a life that led to true happiness was not one controlled by sense desires, but rather a life of simplicity guided by wisdom and moral virtues.

Moderation is a virtue when it goes hand in hand with contentment (Saṅtuṭṭhī), which Buddhism greatly advocates. In the Suttas, time and time again the Buddha remind the monks to be content with simple things and avoid desire of many things. In the Aṅguttara, the Buddha says: “Bhikkhus, I do not see even a single thing that so causes unarisen wholesome qualities to arise and arisen unwholesome qualities to decline as contentment. For one who is content, unarisen wholesome qualities arise and arisen unwholesome qualities decline” (A.I.13). In the same collection of discourses, the Buddha extolled the monk who is content with whatever robe, alms food, and lodging he receives as “diligent, clearly comprehending and ever mindful, is said to be standing in an ancient, primal noble lineage” (A.II.27-29). As new robes are received, the old ones are not tossed away but made use of as coverlets. Likewise, the old cover-sheets are turned into floor-sheets, the old floor-sheets become foot-towels, the old foottowels are used as dusters, and old dusters become floor-spreads (V.II.291). Thus, moderation is not only seen in how one obtains new things, but also demonstrated in how old things continue to be put to good use.

Contentment is opposed to non-contentment and craving (tanhā). G. P. Malalasekera interprets the Buddhist notion of tanhā in the following manner: “Tanhā is, rather what might be called thirst, the craving of the limited, individual living creature seeking to gratify itself in its separateness and to use the external world as a means to satisfy its self-centred needs. The evil in man’s life is man-made and, therefore, eradicable by man, without outside interference” (1964, 152). Craving leads to suffering, or unsatisfactoriness because one is never fulfilled by the thing that one has and continues to look for fulfillment in impermanent things, an endeavor that is ultimately done in vain. While human craving leads us to think that more material possessions and greater material wealth is desirous, Buddhism teaches us that contentment is the “greatest riches” (Dp.204) whereas destruction of all cravings means overcoming all suffering (Dp.21).

One can immediately see how moderation and contentment advocated by Buddhism would have profound effect on human-nature relationship and environmental wellbeing. By setting limits on one’s lifestyle, focusing on what one truly needs rather than what one likes or what one wants, consumerism, and subsequently commodity production, is reduced. This leads to less strain on natural resources and results in improved ecological equilibrium. Possessing moderation and contentment also means true appreciation of the thing that one already possesses and intends to use it in the most meaningful way possible. Oftentimes, people discard a perfectly good mobile phone or tablet that they have been using simply because there is a new model out on the market that supposedly will bring about more satisfaction to the consumer. This behavior reflects a notion of trying to achieve happiness through possessing things rather than the kind of happiness achieved through non-acquisition. According to Apichai Puntasen, true happiness (sukha) in Buddhist thinking is not based on hedonistic acquisition, but is achieved “from giving, from meditation, or from helping others to be relieved from pain” (2007, 185). It is also derived from being able to rid the mind of various defilements that prevents its liberation. Puntasen asserts that true happiness ought not to be equated with “pleasure, prosperity, gratification or even enjoyment,” but must be considered in terms of “wellness, peace and tranquility” (Ibid, 186).

Buddhism affirms that the feeling of discontentment with the thing that one already possesses is a sign that one will most likely feel the same towards other things that one desires but has yet to possess. Exercising moderation and having contentment with respect to the environment, is ultimately a reflection of a person’s sense of responsibility towards nature. It reflects one’s awareness of the limited natural resources available for human use. It also reflects one’s understanding that wanting more and owning more means placing unnecessary strains on nature. And it reflects one’s understanding that one’s behavior becomes the condition that gives rise to certain phenomena that take place in the world in accordance with the teaching of Dependent Origination. Thus, any spirituality that advocates simple living and contentment rather than constant striving for material possessions clearly reflects a sense of responsibility and is naturally beneficial towards environmental wellbeing. With the state of the natural environment as it is, there is a great need at this time for simplicity and contentment on the part of human beings. As Donald Swearer remarks, “One chooses less so that all may flourish more” (1998, 93).
 

Generosity (cāga) and giving (dāna)


Generosity is the antidote for greed and attachment and is considered to be an essential quality of a superior person (sappurisa), alongside other important qualities of faith, morality, learning and wisdom (Bhikkhu Bodhi 1995). According to Bhikkhu Bodhi, generosity as a spirituality quality is important because “the goal of the path is the destruction of greed, hate and delusion, and the cultivation of generosity directly debilitates greed and hate, while facilitating that pliancy of mind that allows for the eradication of delusion” (Ibid). True generosity is the underlying impetus for the practice of dāna parami, the perfection of giving that brings about wholesome kamma essential to the path of enlightenment (Jootla 1995). Indeed, giving is an admirable act and Buddhism focuses a great deal on giving. However, the kind of giving that Buddhism is interested in is not just any act of giving, but those acts of giving that are motivated by the genuine internal disposition of generosity. Giving is so fundamental to Buddhism that the Buddha usually preached to newcomers by beginning with the topic of giving (V.I.15,18). Giving is also listed as the first of the ten perfections (pāramitā), which are necessary for anyone who aspires to travel the path towards arahantship. In the Aṅguttara Nikāya, the Buddha specified eight motivations for giving: to insult the recipient, from fear, to reciprocate, expecting a future gift in return, because giving is good, because of the sense of justice, because of gaining a good reputation, and to ornament and equip the mind (A.IV.236). Among these, the Buddha taught that the most superior reason for giving is with the intention that it will benefit the effort to attain nibbāna.

The object of giving may be both material and non-material things. Material things include food, clothes, and money, while non-material thing would be words of encouragement, and most important of all, the Dhamma itself. The gift of the Dhamma was given first by the Buddha, then subsequently by the monks. Lay people participate in giving the gift of Dhamma by supporting the Sangha which has the direct mission of imparting this gift to the general public with essential material things. Besides giving to the recluses and brahmins, people are also expected to give to the destitute, wayfarers, wanderers and beggars. Moreover, the gift of a good person is given out of faith, given respectfully, given in a timely manner, given unreservedly, and given without injuring himself or others (A.III.173). In all these acts of giving, the Buddha said that the giver “is joyful before giving;” “has a placid, confident mind in the act of giving;” and “is elated after giving” (A.III.336). This demeanor is to be maintained even when the act of giving involves great self sacrifice on the part of the giver. An illustration of this perfection in giving is cited by I.B. Horner when he selected the story of the hare in the Jātaka collection (J.308). In this story, a Sakka disguised as a famished brahmin approached the hare (in reality a Bodhisatta) asking for food. Because the hare had nothing in his house to offer the religious man, he decided to offer himself, inviting the religious to eat him, then jumping into the fire. At the moment of self sacrifice, the story recounts, “Then offering his whole body as a free gift he sprang up, and like a royal swan, alighting on a cluster of lotuses, in an ecstasy of joy he fell on the heap of live coals” (Francis and Neil 1897, 37). Fortunately, it was only Sakka’s test of the hare’s virtue and the coal was made cool so as not to do any harm to the hare. In fact, instead of feeling the burning heat from the coal, the hare felt that it was icy cold. This type of completely selfless act of sacrifice is also seen in the story of the guru who gives his life to feed the hungry tigress related in the previous section.

How does the virtue of generosity reflected in the perfection of giving promote ecological wellbeing and flourishing? As already mentioned, nature is of service to human beings, not only providing physical sustenance but also facilitating spiritual growth. There is no question that without nature, human beings cannot survive. Without the oxygen produced by plants, human beings would not be able to breathe. The processes taking place in nature is also extremely conducive to the spiritual progress of human beings when they meditate and reflect on them. The service that nature offers to human beings is constant and unceasing. The relationship of mutual service, by the very phrase, implies a reciprocal relationship and human beings must also put themselves at the service of nature. True service requires giving, and giving not just in a haphazard manner, but giving with a joyous and peaceful heart, giving out of true generosity.

The virtue of generosity responds to nature’s generosity towards human beings with their own mode of generosity. Human generosity reflects their appreciation of the Buddhist doctrine of kataññukatavedi in which one is conscious of the favor that one receives and has the mind to reciprocate such favor. This is the teaching of gratitude that we apply not only to other human beings but to any entity that acts on their behalf. The Phra Dharmakosajarn points to the Buddha as the embodiment of gratitude. After the Buddha achieved Enlightenment, he traveled to his homeland to pay gratitude to his father as well as to the surrounding environment. In addition, the Buddha was very grateful to the Bodhi tree under which he sat to meditate seven days before achieving his ultimate goal of Enlightenment (Phra Dharmakosajarn 2011, 16). The virtue of generosity also strengthens human-nature relationship because it is the opposite of the defilements of selfishness and attachment that are so detrimental not only to human wellbeing but also to the wellbeing of nature. It would not be too difficult to realize that much of the environmental devastation taking place is due to human attachment to material possessions and selfishly accumulating them, causing great strains on natural resources and upsetting the ecological equilibrium. The generosity that human beings display towards nature has to be in a way that is appropriate to the human status in the world, reflecting the degree of ethical and spiritual development that they have undergone. Human generosity may be displayed through reforestation projects in order to maintain suitable habitats for animals and insects. Human generosity may be demonstrated in reduction of the usage of chemicals that are harmful to the natural environment and the atmosphere. It may take place through financial donations to projects that promote environmental well-being, and organizations that publicize information about environmental destruction and climate change. Generosity can also take place through supporting the Sangha and particular religious leaders to give spiritual guidance on environmental issues.

Thursday, August 11, 2022

Buddhist Environmental Humanism: A Humanistic Spirituality to Address the Ecological Crisis (Working Paper, Part 3)

 


4. Buddhist Humanistic Environmental Disposition


The fundamental assumption of Buddhist environmental humanism is that the wellbeing and flourishing of humanity is integrally tied to the wellbeing and sustainability of nature. What is seemingly an individual effort at self-cultivation is not merely to achieve selfish aims but involves transforming all the dimensions and all of the relationships in one’s life – including the relationship with the natural environment. In the face of the ecological crisis, the present context demands awareness of the human-nature relationship as constituting a part of the totality of relationships. Therefore, the virtues and wisdom gained from the process of self-cultivation prescribed by the Noble Eightfold Path must also be applied to the relationship with nature as well as with other human beings. In other words, it is not enough for Budhist self-cultivation to only impact one’s relationship with family, friends, and fellow human beings but also need to be extended to all sentient beings, and in fact, the entire cosmos itself. Fortunately, while in ancient times, the ecological crisis was not in the mind of the Buddha or his followers, the fundamental Buddhist intuition that the boundaries of human relationships were much wider than what was in one’s realm of being allows for re-examining Buddhist scriptural texts and re-contextualizing them for the present circumstances.

According to the Buddhist outlook, any problem in human life whether experienced on an individual or communal basis, can be traced to the unwhole some roots of greed, hatred, and delusion. Therefore, what we categorize as a personal, social, economic, or political problem are essentially ethical and spiritual in nature. Interpersonal conflicts can often easily be traced to one person being envious of the other (hatred). Economic inequality plaguing societies are often rooted in the desire to accumulate wealth while others go hungry (greed). Interreligious conflict can often be traced to people’s ignorance of the faith and teachings of another religion and even of one’s own religion leading to false beliefs and assumptions (delusion). While an unwholesome root may play a more prominent role in a particular problem, in fact, all three are usually present in an intertwining manner and often fuel one another. The poison of greed can fuel hatred, which in turn fuels delusion, which in turn motivates greed in a vicious unending cycle of negativity.

The environmental crisis, therefore, must be seen within this Buddhist framework of human moral degeneration where greed leads to such actions as deforestation and the exploitation of other natural resources for economic production. The delusion of human might and grandeur inspires the belief that infinite economic growth can be achieved without negative consequences to the wellbeing of the earth and of humanity itself. The poisons of greed and delusion lead to actions of violence such as destroying habitats of animals, polluting life supporting water sources, poaching and hunting for economic gains and pleasure, etc. Therefore, the process of addressing the environmental crisis requires human beings to rectify their relationship with nature by internally rooting out the poisons that cause harm to the environment and the entities within that environment. The environmental crisis can be likened to a mirror in which one holds up to examine one’s own reflection and discovers that one’s hair is all in tangles. The logical and effective action that ought to be taken upon discovering this condition is not to change the mirror in the hope that the next one shows a different and more satisfactory reflection, or to try in vain to fix the image behind the mirror. Rather, one must untangle one’s own hair so that the image reflected in the mirror no longer displays a mess. Fundamental Buddhist teachings can help to conceive possibilities of human-nature relationship that are both conducive to the well-being of nature as well as to the spiritual goals of the human person. The vision of harmonious human-nature relationship must be built upon wholesome and positive dynamics directly opposed to greed, hatred and delusion.


Solidarity and empathy with suffering nature

The Buddhist cosmogony envisions all sentient beings existing in a cosmological continuum comprised of six different realms with the most terrible being the hell realm and the most pleasurable the heavenly realm where the gods and other heavenly beings live out their lifetime. The realms of humans and animals fall in the middle of this continuum, with human beings experiencing less suffering and more pleasure than animals. Despite the distictiveness of the various realms, Buddhist teachings hold that all sentient beings experience some level of suffering. Even the gods who live luxurious and carefree lives for tens of eons will eventually have to deal with suffering when their good kamma runs out and they must be reborn in a lower realm (A.I.267). Human lives are pervaded by anxiety because of the fear of old age, sickness, and death. Human beings also suffer from various feelings of hunger, thirst, not getting what we desire, but getting what they do not want. They have to be with people they do not like, and must be separated from people whom they love. Even happy moments constitute suffering because they cannot last. Animals face even more suffering than human beings because they are always at risk of being preyed on by other animals. Domesticated animals also suffer because they risk being exploited by their owners. Other animals are raised but destined to be slaughtered for food. In this cycle of life-after-life, all sentient beings co-exist and play out their drama of life, and share the common experience of suffering. Thus, suffering in the Buddhist understanding is not a product of subjective human psychology, but an objective phenomenon characterizing the reality of saṃsāric life.

Admittedly, the level of suffering varies from one realm to the next, and from one individual to the next; however, it is in sharing in this common suffering that enables human beings to understand their connectedness to other beings and learn to empathize with their plight. Buddhist training then opens up the opportunity for human beings to recognize this shared experience with fellow creatures, to cultivate a sense of solidarity and empathy for others, and to take steps to remedy this suffering for both self and others. John J. Holder (2007, 123) noted, “In early Buddhism, dukkha is the vital link that connects human values to a concern for the natural world. A genuine concern for the natural world derives from the fact that the remedy for dukkha in human experience is precisely a radical shift to a concern for the well-being of all other sentient beings.” The project to relieve human suffering comes to involve also relieving the suffering of all creatures through acts of mercy and compassion. As the Buddha taught, when one acts with defilement, the suffering that results not only falls upon him/herself, but also affect others. On the other hand, when one acts in a manner that is free of greed, hatred, and delusion, one promotes well-being for him/herself and for all (A.I.157-158).

Thus, when human beings understand deeply how they are inextricably bound with other sentient beings in the life journey of birth, old age, suffering, and death, they can envision the possibility of working to mitigate the mutual suffering caused by intentional and unintentional harm done to one another. To be clear, the sense of solidarity in suffering begins strictly within the circle of sentient beings because according to early Buddhism, only sentient beings can experience suffering. However, human beings cannot care for themselves or other sentient beings if they fail to care for the physical environment which serves to support their livelihood. Therefore, displaying solidarity for other human beings and animals necessarily entails working to promote a healthy environment for the sake of all. In the process, the forests, mountains, air, and seas that support life also become beneficiaries of human care.


Responsibility and accountability towards nature


One of the most important Buddhist doctrines is the Law of Dependent Origination, which states:
When this exists, that comes to be; with the arising of this, that arises.
When this does not exist, that does not come to be; with the cessation of this, that ceases. (S.II.21)
The Buddha also emphasized that this principle is essential to the Dhamma, which one must comprehend in order to say that he understands the Dhamma. Although this principle has been interpreted in various ways by a multitude of scholars, fundamentally it asserts that all things in the universe arise or cease not on their own but dependent upon a specific set of conditions. In the human situation, the law is applied on a physical-psychological level while in nature, the law plays out on a physical level. According to Buddhist historian Lambert Schmithausen, Dependent Origination is really ‘Origination in Dependence,” meaning “not only suffering and rebirth but all things and events, except Nirvana, arise in dependence on specific (complexes of) causes and conditions, which in their turn have also arisen in dependence on causes and conditions, without any primary, absolute cause at the beginning” (2010, 180).

In regard to the environmental crisis, the psychological aspect holds ethical import for human behavior towards nature. The environmental implications appear when it is recognized in this universal natural law a connection between human actions and the internal and external consequences exerted upon human beings as well as the natural world. The Buddha on numerous occasions highlighted this connection in his sermons. For example, in the Cakkavattasihanada Sutta (D.III.58–77), the Buddha said that when people behaved degenerately, filling their actions with ignorance, anger, and hatred, what resulted were war, famine, epidemics and other calamities. However, when people made reforms to their life, nature was restored to balance, and humanity experienced prosperity and peace.

Though on the surface it may seem simple, as the monk Ananda once remarked, the Buddha declared in the Tipitaka that this principle is much more profound than what one may initially perceive. It is part of the Dhamma, said the Buddha, that is “deep, difficult to see, difficult to realize, calm and peaceful, subtle, not attainable through mere logic, refined, requiring a wise one to understand” (M.I.167). Thus, a profound understanding of this law requires strenuous training in order to cultivate the sense of responsibility and accountability necessary for lasting positive change to human attitude and behavior towards nature. This involves human beings, by virtue of their unique mental and spiritual ability, can affect the process of giving rise to or extinguishing suffering in the world. The human ability to recognize and foresee the multiple consequences of their actions entails an understanding that human beings cannot simply pretend to live isolated lives in which their actions, thoughts, and intentions do not have to be taken into account. The Law of Dependent Origination that governs the Buddhist cosmogony further affirms the insight that human beings and nature are companions in saṃsāric life in which both are bound together in the natural process of birth, old age, suffering, and death. Responsibility towards nature, therefore, is the task entrusted to all people no matter what their status or situation in life may be.

Displaying responsibility and accountability in relating to others demonstrates the ability to see one another as fellow travelers on a journey where the final destination is liberation from suffering for all sentient creatures. The recognition of this companionship is essential in forming an internal disposition that subsequently is displayed in concrete actions and activities that give rise to positive effects instead of negative ones. As Cooper and James remark,

To be responsible is to be ready, perhaps even eager, to assume and accept one’s moral responsibilities. To say that one ought to be responsible in this sense is to say that one should not simply accept, in an abstract way, that what one does is not ‘fated’…and that one must be answerable for the effects of one’s intentions and actions. To be responsible is, rather, to constantly keep this fact in mind and to therefore act, so far as one is able, with a view towards the effects of one’s actions. (Cooper and James 2005, 104)

The principle of Dependent Origination then presents a vision of the human community not as antagonists of nature, blindly doing things without awareness of how these actions may affect human beings and others, but always conscious that all effects arise due to various causes and conditions. Putting an end to suffering, whether experienced by human beings or by natural entities, demands a sense of awareness of responsibility and accountability on the part of the human community.


Gratitude and mutual service towards nature

The claim of non-self (anattā) constitutes a fundamental Buddhist teaching. This doctrine holds that there is no self-existing real ego-entity, soul or any other permanent substance either within the bodily and mental phenomena of existence or outside of them. Reality is comprised of mere continually self-consuming process of arising and passing physical and mental phenomena, and that there is no separate ego-entity within or without this process. The phenomenon of life is but a composite of various mental and physical aggregates (khandha), all of which are subjected to impermanence, suffering, and changeableness. Every configuration of aggregates is a momentary force or entity separate from the next. An often-employed analogy to illustrate this assertion is the image of a cart that is essentially an aggregate of all its parts, the wheels, the axel, the pole, the cartbody, and so forth placed in a certain relationship to one another. However, the cart as a static and permanent entity is a mere illusion (Vis.M.XVIII). Because there is no static and permanent substance controlling the aggregates, it is improper to consider these khandhas as “this is mine” or “this is I” or “this is my self” (Varanasi 1999, 14). If we take Buddhist teaching to its ultimate conclusion, then when it comes to nature and human beings, given enough time, all the entities in the universe, and in particular human beings, will change and eventually cease to be because all things are ultimately impermanent.

The Buddhist insistence on not-self and the denial of intrinsic value in mundane entities, human or otherwise, forces a re-orientation of attention and energy away from the legalistic debate regarding what entities possess what rights and what duties ought to be assigned to human beings, to envisioning a more harmonious relationship characterized by selfless virtues. A positive expression of this selflessness is gratitude and mutual service. Oftentimes, the debate over rights becomes a competition where each side intently tries to garner the most rights and privileges for itself while justifying why the minimum of the same ought to be accorded to others. This mentality where selfish needs and desires trump the good of others is a source of ongoing conflict in all the various dimensions of human society. The Buddhist worldview with its negation of intrinsic self and its nullification of the intrinsic-instrumental value debate opens up for the possibility of a different and more creative way for human beings to perceive themselves and the natural world around them. The focus away from the self facilitates a disposition of gratitude and mutual service towards others, and opens up the possibility of seeing human beings and nature in a reciprocal and cooperative relationship in order to help relieve the suffering of one another and help each other to make progress in awareness and state of life. It also affirms that the journey of human beings in saṃsāra is far from a solitary sojourn, but one alongside a great number of companions and friends. The Jataka tale of the hungry tigress illustrates very poignantly how human beings ought to put themselves at the service of the other, not just for their sake but ultimately for their own sake as well.

One day, when wandering in a forest along with his disciple Ajita, the Bodhisatta saw from the top of a hill that a tigress was lurking to kill and eat her own cubs out of hunger. Moved by compassion he thought of sacrificing his own body to feed the tigress and save the cubs. So, he sent away his disciple in search of some food for the tigress lest he might prevent him from his sacrifice. No sooner than Ajita left the site, the Bodhisatta jumped from the precipice in front of the tigress and offered his body. The noise of the fall caught the attention of the hungry tigress, who in no time scooped over him and tore him off in pieces and feasted upon them with her cubs.

When Ajita returned and did not find his guru in the same place, he looked around and was surprised to see that the tigress no longer looked hungry. Her cubs were also frolicking. But soon, he was shocked to detect the blood-stained rags of his guru’s dress scattered there. So, he knew that his guru had offered his body to feed a hungry tigress and protected her young ones as an act of great charity. Now, he also knew why he was sent away by his guru.[1]

This story of the Bodhisatta and the hungry tigress presents a way for human beings to understand themselves in relationship to others as a relationship characterized by mutual service. However, genuine service on behalf of the other never implies no personal gain whatsoever. In the story, the Bodhisattva sacrifices his own life for the hungry tigress who is about to kill its own cub to satisfy its hunger. However, with this sacrifice, not only does the Bodhisatta carry out a kammically favorable act for himself, he also prevents the tiger from carrying out a kammically unfavorable act by killing its own cub. Indeed, the Suttras in the Aṅguttara Nikāya teach that there are four types of people: those who act on behalf of oneself but not others, those who act on behalf of others but not oneself, those who act neither on behalf of oneself nor of others, and those who act both on behalf of oneself and on behalf of others. Of these four, the last type of person is considered to be “the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest of these four” (A.IV.95).

A relationship of mutual service naturally means that it is reciprocal, although not necessarily identical. Services rendered by nature on behalf of human beings are many. In addition to providing nourishment and air for human beings to sustain their life, one of the unique services that nature offers is facilitating the human activity of meditation on the Dhamma. David J. Kalupahana (2009, 5) commented that natural settings are extremely beneficial in the effort of self-cultivation because they not only create fewer distractions when it comes to sense pleasures, but also “provide a natural experiential ground for realizing impermanence and dependent arising, that is, the nature of the world.” Consequently, a human-nature relationship characterized by mutuality, reciprocity and symbiosis naturally requires human beings to respond to nature’s outpouring of service with their own modes of service. Prayudh Payutto (2010, 20) suggested that Buddhism introduces a way for human beings to value nature in a way that does not begin with the question of what they can get out of nature. This kind of attitude is self-centered and risks leading down the path of exploitation of the other. Moreover, the moment that nature no longer serves human needs, it ceases to be valued. On the other hand, the way to value in which human beings realize and appreciate all that that nature has given to them leads to gratitude for the gifts received. True gratitude makes way for good-will towards nature as well as inspires the desire to promote nature’s well-being and flourishing. As it is stated in the Khuddaka Nikāya, “A person who sits or sleeps in the shade of a tree should not cut off a tree branch. One who injures such a friend is evil.”



[1]Vyaghri Jataka Jatakamala No.1. This tale is found online at this website: http://ignca.nic.in/jatak025.htm

Tuesday, August 9, 2022

Buddhist Environmental Humanism: A Humanistic Spirituality to Address the Ecological Crisis (Working Paper, Part 2)


Integral Human Development in Buddhism

 

The term humanism has often been used to describe Buddhism. The secular humanist Paul Chiariello, for example, sees profound commonality between Buddhism and secular humanism. According to Chiariello (2014), “Buddhism and Humanism are two geographical sides of the same philosophical coin. They’re twins with the same DNA, separated at birth, and brought up by different parents…. Buddhism is Eastern Humanism and Humanism is Western Buddhism.” Many people have point out the atheistic worldview of Buddhism to draw close affinity between Buddhist humanism and secular humanism. David J. Kalupahana, for example, writes:
The philosophy of . . . Buddhism. . . undoubtedly represents one of the most comprehensive and systematic forms of humanism. It is based on naturalistic metaphysics, with causal dependence as its central theme. Rejecting any form of transcendentalism, determinism, or fatalism, it em­phasizes its ultimate faith in man and recognizes his power or potentiality in solving his problems through reliance primarily upon empirical know­ledge, reason and scientific method applied with courage and vision. It believes in the freedom of man, not in a transcendental sphere, but here and now. The highest goal it offers is not other-worldly but this-worldly. (1977, 12)
While there are striking similarities between Buddhist humanism and secular humanism, there are features in Buddhism that would make secular humanists uncomfortable such as the belief in transmigration, the existence of the realms of ghosts, spirits and heavenly beings. Buddhist monks, like the historical Buddha, also believe that they can develop through meditation the ability for retrocognition – the ability to see their own past lives as well as the past lives of other people. Buddhist monks also claim that they have the capacity for clairvoyance and telepathy which enhances their ability to apprehend the Law of Dependent Origination, or the principle of causal dependence. Moreover, in actual practice, the various offshoots of Buddhism have essentially turned the Buddha into a deity and bodhisattvas into saints, especially in the Mahayana tradition. In Southeast Asia, particularly, Thailand, Theravada Buddhism as practiced by the people is a combination of Early Buddhism, Brahmanism, and local animistic beliefs in spirits inhabiting trees, mountains, rivers, and even one’s own garden.

The more convincing basis for Buddhist humanism lies not in Buddhist metaphysical assumptions – matters which the historical Buddha was not always enthusiastic about addressing – but about its outlook on the human person and on the world. The Nan Tien Institute which belongs to the Mahayana tradition points to the very existence and events in the Buddha’s life as basis for what it calls “Humanistic Buddhism.” It says,
We know that the founder of Buddhism, Sakyamuni Buddha was born into this world; he cultivated his spiritual development, attained enlightenment, and shared with others in this world the profound truth he had realised. The human world was emphasised in everything he did. Why did the Buddha not achieve Buddhahood in one of the other five realms? Why did he not attain enlightenment in one of the other ten dharma worlds? Why did he, instead, attain complete enlightenment as a human? There can only be one reason; the Buddha wanted the teachings of Buddhism to be relevant to the human world. The Buddha's very life as a human being has give us all an inspiration and a model for the spiritual path and for making our own lives a spiritual practice.[1]
Humanistic Buddhism as advocated by the Nan Tien Institute tries to overcome the perception that Buddhism is removed from humanity and the world, preoccupies itself with isolation, retreat to forests, and individual happiness. Instead, “Humanistic Buddhism encompasses all of the Buddhist teachings from the time of the Buddha to the present – whether they are derived from the three traditions. The goal of Humanistic Buddhism is the bodhisattva way; to be an energetic, enlightened and endearing person who strives to help all sentient beings liberate themselves...[as] well as transforming our planet into a pureland of peace and bliss.”[2] In other words, Buddhist humanism holds the conviction which is well stated by Daisaku Ikeda, “The Buddha is an ordinary human being; ordinary human beings are the Buddha” (1999, 384). This is the conviction that any individual can become a buddha – a fully realized, enlightened person imbued with the noblest qualities of humanhood.Indeed, humanistic Buddhism does not deny that the goal is to achieve personal emancipation by becoming a ‘buddha’ with the small ‘b.’ However, this goal does not have to conflict with the interest and wellbeing of others. On the contrary, they are integrally tied to the good of others. Thus, one cannot hope to be reborn with a better human status in the next life, or being reborn in one of the various heavenly realms, or even entering nibbāna, escaping completely from saṃsāra – the cycle of birth, death and rebirth – without leading a life that demonstrates concern for others as well. The Buddhist cosmogony comprises six realms ranging in various degrees of suffering. While beings can progress from one realm to another over numerous lifetimes, it is only in the human form that individuals can achieve liberation from the cycle of rebirth. The Buddha himself never claimed to be anything more than a human being who managed to achieve enlightenment purely by human intelligence without any assistance from the divine or transcendent. He was confident through his own experience that humans had the potentiality to attain buddhahood if they worked hard enough.

The work involved for any individual striving for spiritual progress necessarily involved eliminating the spiritual poisons or unwholesome roots that cause them to experience suffering and become trapped in saṃsāra. As opposed to the wholesome roots (mula) – the fundamental conditions in the mind that determine the moral quality – the unwholesome roots include greed (rāga), hatred (dosa), and delusion (moha). These poisons exist within each person in various degrees and manifest themselves in thoughts and actions in various expressions. Greed is the mental state in which one is unceasingly plagued by an insatiable feeling of need and want in his/her life. Even after the desire has been fulfilled, the feeling of satisfaction does not last and the feeling of lack inevitably returns. Greed can come in many forms including the desire to hoard material things while others go without or the need to achieve a high social status through material possessions. Hatred comprises a whole range of negative emotions such as disappointment, aversion, anxiety and dejection, and feelings of dissatisfaction towards oneself and others. They can manifest themselves in subtle words to belittle another person or outright violence against individuals and groups. Hate can also be seen in one’s aversion to certain persons or things. The third poison is delusion, which is integrally tied to ignorance (avijjā). A person afflicted with this poison suffers confusion and lack of directions in life. This condition can easily lead to adopting false views on simple matters that concern one’s everyday life to more serious positions of ideological dogmatism and fanaticism. Nyanatiloka Mahathera, one of the earliest westerners in modern times to become a Bhikkhu, remarked, “For all evil things, and all evil destiny, are really rooted in greed, hate and ignorance; and of these three things ignorance or delusion (moha, avijja) is the chief root and the primary cause of all evil and misery in the world. If there is no more ignorance, there will be no more greed and hatred, no more rebirth, no more suffering” (Quoted by O’Brien 2018).

In order to eliminate the unwholesome roots from one’s life and to replace them with the wholesome roots of wisdom ((paññā), generosity (dāna), and loving kindness (mettā), the Buddha proposed practicing the Noble Eightfold Path. This path combines moral virtues (sīla) with development of concentration (samādhi) and wisdom or insight (paññā). According to the Buddha, all the Buddhas of the past traveled this path towards enlightenment and liberation from the cycle of birth, aging and death (S.II.12). The eight elements are often listed as follows:

1. Right view (Sammā diṭṭhi)
2. Right thought (Sammā sankappa)
3. Right speech (Sammā vācā)
4. Right action (Sammā kammanta)
5. Right living (Sammā ājīva)
6. Right effort (Sammā vāyāma)
7. Right mindfulness (Sammā sati)
8. Right concentration (Sammā samādhi)

The three factors of right speech, right action, and right living make up the Sīla group while the Samadhi group includes right effort, right mindfulness, and right concentration. The Pañña group consists of right view and right thought. The diligent training and practice of these three stages results in higher moral discipline, higher consciousness, and higher wisdom, which is the condition that directly opposes the ignorance causing human suffering. To achieve the ultimate goal of wisdom, one must go through the training of the moral discipline, which serves as the foundation for training of concentration, which in turn serves as the foundation for training of higher wisdom. While the elements are listed in a sequential order, the process of training is not linear like a ladder; rather the three aspects of training are always present along the path, with each continuing to reinforce the other and in turn becomes further developed until perfection is achieved (Bhikkhu Bodhi 1998a, 13). Therefore, this path is only linear in the metaphorical sense. If the training proves to be successful, the individual is imbued with all the factors in full measures. The successful completion of this path also results in the attainment of nibbāna, a state where all suffering associated with mundane existence has effectively ceased. While the presentation here is simple, the effort towards this spiritual summit is extremely strenuous, painstaking and gradual. One should not hope to make a quantum leap from one state to another by any means (Keown 2001, 102). According to the Buddha, intellectual as well as moral progress as prescribed by the Noble Eightfold Path is compulsory for the attainment of enlightenment or emancipation from the cycle of rebirth. He was extremely critical of any teachings that suggested full enlightenment could be achieved through an alternative route (D.II.151).



[1] Nan Tien Institute, “What is Humanistic Buddhism?” https://www.nantien.org.au/en/buddhism/knowledge-buddhism/what-humanistic-buddhism.

[2] Ibid.