Tuesday, June 27, 2023

Prophetic Dialogue as Approach to the Church’s Engagement with Stakeholders of the Technological Future


Download full paper 

Abstract

This paper explores the role of the Catholic Church in the emerging cognitive revolution driven by science and digital technology, and its engagement with stakeholders in technological development. It begins by emphasizing the immense potential of this new era and the transformative impact these technological shifts can have on humanity. Instead of questioning the relevance of religion in this context, the paper proposes a framework of “prophetic dialogue” as an effective means for the Church, as a stakeholder itself, to engage with other stakeholders. The concept of prophetic dialogue, traditionally applied to discussions on Church mission, is presented as an appropriate and effective approach for engaging with stakeholders of the technological future, including innovators, policymakers, and consumers. The framework of prophetic dialogue comprises two interrelated aspects: energizing communication and criticizing communication. By employing these aspects in a prophetic manner, the Church can actively participate in shaping the future of technology while also safeguarding itself against potential negative consequences of technological advancements. The central thesis of the paper is that prophetic dialogue empowers the Church to adopt a proactive and relevant role in influencing the course of human development. Through engaging in dialogue with various stakeholders, the Church can advocate for ethical considerations, the common good, and the preservation of human dignity in the realm of technological progress. The paper contends that the Church’s involvement is essential in shaping a future that aligns with its moral principles and fosters the well-being of all individuals and communities. By actively participating in the dialogue surrounding technological advancements, the Church can contribute to the development of a society that upholds its values and promotes the greater good. This paper provides an important exploration of the Catholic Church’s engagement in the new milieu and offers insights into how religious institutions can navigate the challenges and opportunities presented by the digital future.

Keywords: prophetic dialogue, digital technology, digital future, stakeholders


Humanity is once again standing at the threshold of a cognitive revolution, but this time, the changes will be driven by science and digital technology. The potential of this new era is vast, with unprecedented advances in fields ranging from medicine and transportation to artificial intelligence and space exploration. This revolution promises to take us into uncharted territories and transform our very existence in ways never before imagined. As we look back in history, we see that the cognitive revolution that occurred over 70,000 years ago enabled Homo Sapiens to revolutionize their communication and socialization methods, leading to groundbreaking advancements in agriculture, industry, and science. Now, we have science and technology as the driving forces behind the current revolution.

As we navigate this new era, it is essential to re-examine our relationship with technology and what it means to be human. While philosophy, religion, and interdisciplinary thought have long grappled with such questions, this paper sets its sights on the role of the Catholic Church in the new context, investigating how it can engage with various stakeholders of technological development. Rather than questioning the validity of religion in the face of this massive change, the paper explores how the Church can manifest itself, proposing a framework of “prophetic dialogue” as an approach to religious engagement. This approach involves a respectful and constructive conversation between different stakeholders, including technology innovators, policymakers, and everyday consumers.

Through this paper, I aim to identify current and future trends in technological development and their potential impact on humanity. I also introduce the concept of prophetic dialogue and its relevance to this context, and apply this framework to religious engagement with various stakeholders. The framework of prophetic dialogue entails two inter-related aspects – energizing dialogue and criticizing dialogue. I will delineate how the Church can carry out these two aspects in context of dialogue with various stakeholders. The thesis of this paper is that the approach of prophetic dialogue will enable the Church to actively participate in shaping the future of technology while also taking control of how the life of the Church itself is impacted by technological advancements. It is a pro-active attitude and strategy of engaging with the various sectors to ensure that the Church continues to exert the proper influence over the course of human development.





Interreligious Dialogue to Promote Environmental Flourishing: An Ongoing Imperative


Download full paper

 


Abstract


This paper explores the significance of interreligious dialogue in addressing environmental challenges and promoting ecological flourishing. It highlights the moral responsibility emphasized by diverse religious traditions to protect and nurture the environment. Through interfaith collaboration, individuals and communities can collectively engage in environmental stewardship based on shared values and teachings. The paper discusses the imperative of interreligious dialogue, its role in addressing environmental concerns, and its potential to foster environmental flourishing through various dialogue forms. It argues that interreligious dialogue is an urgent imperative and an opportunity for solidarity among people of diverse faiths and worldviews, fostering a harmonious relationship with the Earth as our shared home.


Keywords: interreligious dialogue, environmental crisis, ecology, interfaith collaboration



1. Introduction


In our modern era, as the global community faces escalating environmental challenges, the need for collective action to address ecological crises becomes increasingly pressing. In this context, interreligious dialogue emerges as a potent and vital tool to promote environmental flourishing. Recognizing the interdependence between human beings and the natural world, numerous religious traditions have emphasized the moral imperative to safeguard and nurture the environment. By engaging in interreligious dialogue, individuals and communities from diverse religious backgrounds can join forces, drawing upon shared values and teachings, to forge a collaborative approach towards environmental stewardship. This paper explores the ongoing imperative of interreligious dialogue as a means to foster environmental flourishing in our time. By examining the potential of interfaith collaboration, we can uncover insights and strategies that inspire sustainable practices and nurture a harmonious relationship between humanity and the natural world.


This paper delves into the imperative by discussing the following: 1) the need for interreligious dialogue in the contemporary world; 2) the need for interreligious dialogue to address environmental concerns; and 3) the ways to promote environmental flourishing through the four forms of dialogue—dialogue of life, dialogue of action, dialogue of religious experience, and dialogue of theological exchange. The thesis of this paper is that interreligious dialogue to respond to the concerns regarding the environment is an imperative because it is not only a matter of urgency but also an opportunity for people of diverse faiths and worldviews to stand in solidarity with one another and with the Earth—our common home.


Sunday, June 25, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 10/10)


5. Kết: Nuôi dưỡng ý thức sinh thái

Bài viết này cho thấy rằng việc trải qua một sự hoán cải sinh thái và xây dựng ý thức sinh thái là một phần thiết yếu trong đời sống của mọi tín hữu trong bối cảnh hiện tại. Điều này tương ứng với căn tính và sứ mệnh của chúng ta, ở cả mặt cá nhân lẫn cộng đồng. Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường ngày càng ảnh hưởng trầm trọng đến sự an sinh của các loài tạo vật cũng như chính con người, các tín hữu vốn là môn đệ của Đức Ki-tô không thể tỏ ra dửng dưng như không có gì xảy ra. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận với môi trường tự nhiên và lẫn nhau, xây dựng một ý thức hệ mới đặc trưng bởi tinh thần sinh thái, hướng tới một cuộc sống đầy tràn cho tất cả mọi loài.

Nuôi dưỡng ý thức sinh thái tương đương với việc chăm sóc một khu vườn thơm ngát. Tương tự như việc một khu vườn cần được chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng để phát triển, chúng ta cũng cần nâng cao ý thức sinh thái của chúng ta. Suy ngẫm về đức tin và những giáo huấn của Giáo hội là một điều không thể thiếu trong quá trình nuôi dưỡng ý thức sinh thái. Chúng ta có thể khởi đầu bằng việc đắm mình trong các câu chuyện Kinh Thánh về sự sáng tạo của Thiên Chúa, để tiếp cận sự thiêng liêng của tất cả các sinh vật và sự quan trọng của trách nhiệm làm người quản lý của chúng ta. Những Giáo huấn này nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù con người được ban cho quyền cai trị mọi loài trên trái đất, chúng ta cũng được kêu gọi để bảo vệ và bảo tồn các tạo vật trong vai trò là những người quản lý trung thành của sự tạo dựng.

Cách tốt nhất để nuôi dưỡng ý thức sinh thái hiệu quả là thực hành những đức tính đã được đề cập một cách đầy tận tâm. Ý thức sinh thái sẽ ngày càng thấm sâu vào tâm trí chúng ta và trở thành một phần không thể tách rời từ bản chất và tinh thần của chúng ta, định hình cách chúng ta tương quan với Thiên Chúa và tất cả các loài. Nỗ lực này là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của những người là môn đệ của Đức Kitô, người mang trên mình trách nhiệm luôn cố gắng hoàn thiện và phản ánh Thiên Chúa một cách rõ ràng trong lối sống và con người của mình.

Điều cuối cùng tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là tín hữu không thể tự xây dựng một lương tâm sinh thái và nuôi dưỡng ý thức sinh thái hiệu quả nếu không có sự hướng dẫn từ các lãnh đạo trong Giáo hội và những người đảm nhiệm công tác mục vụ giáo dân. Chính họ là những người truyền cảm hứng, giải thích và hướng dẫn trực tiếp cho các tín hữu dưới sự chăm sóc của mình để khởi đầu và duy trì hành trình hướng tới một Giáo hội "xanh". Thật đáng tiếc là hiện chưa có nhiều vị mục tử quan tâm đến công tác mục vụ vô cùng quan trọng này, và có lẽ chính họ cũng cần trải qua một quá trình sám hối sinh thái để nhận ra rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trước Thiên Chúa, nhân loại và các loài thọ tạo.

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 9)



4. Ý thức sinh thái
4.2. Đức tính mang tính sinh thái


a) Thể hiện sự công lý với thế hệ đi tiếp. Những người có ý thức sinh thái thể hiện sự công lý bằng cách mở lòng với những người túng thiếu và dễ bị tổn thương. Họ nhận thức được rằng tình trạng này chủ yếu gây nên bởi các quốc gia phát triển. Họ cố gắng thách thức và sửa chữa sự bất công này, giới hạn việc tiêu thụ những tài nguyên trên Trái đất chỉ cho những nhu cầu cơ bản của cuộc sống và tránh những thói quen lãng phí gây hại cho các loài khác, hệ sinh thái và quần thể sống trên Trái đất. Họ nhận thức được sự đau khổ của người nghèo và những người yếu thế. Trong sự liên đới, họ tìm cách giảm bớt đau khổ của người nghèo một cách ân cần, nhạy cảm, tôn trọng và sáng tạo. Họ cũng hợp tác với người nghèo và người yếu thế để cùng nhàu tìm cách giảm bớt tình trạng đau khổ của họ.

Biết tự kiểm soát bản thân. Những người có ý thức sinh thái thực hiện tự kiểm soát và kiên nhẫn, chỉ tiêu thụ những gì cần thiết và tránh sự lãng phí. Họ sống theo khái niệm “hằng ngày dùng đủ” và thích ứng với một lối sống đơn giản hơn, đặt giới hạn cho sự phát triển kinh tế của chính mình và định nghĩa tiến bộ trong các khía cạnh bao hàm hơn các khía cạnh kinh tế và vật chất. Tư duy về cách tiêu thụ này được coi là một cách để nhận ra giá trị nơi những cái nhỏ bé, có lòng biết ơn, không lệ thuộc tài sản vật chất và không rơi vào tình trạng buồn phiền vì những gì họ không có.

b) Khiêm tốn. Những người có ý thức sinh thái thể hiện sự khiếm tốn khi nhìn nhận sự phụ thuộc vào Trái Đất và các loài thọ tạo trên Trái Đất. Hơn nữa, họ nhận ra trách nhiệm của chính mình đối với Thiên Chúa trước những hành vi của họ. Những người có ý thức sinh thái loại bỏ não trạng cai trị một cách triệt để trên mọi loài và thay thế Thiên Chúa bằng cái tôi của họ. Ngoài ra, thay vì sử dụng những khả năng đặc biệt để tìm cách thống trị mọi loài thì họ đầu tư vào việc tự quản lý chính mình để họ ngày càng thăng tiến.

c) Tôn trọng. Những người có ý thức sinh thái tôn trọng các loài thọ tạo bằng cách nhận ra giá trị bên trong của các loài và các hệ sinh thái. Họ ý thức được rằng mọi loài đang chia sẻ một ngôi nhà chung, và trong ngày cánh chung, tất cả mọi loài sẽ được đón nhận bởi Đức Ki-tô Phục Sinh. Bởi thế họ hợp tác với mọi loài để hướng tới một đời sống đầy tròn.

d) Hợp tác. Những người có ý thức sinh thái hiểu rằng họ đang hợp tác với Thiên Chúa bằng cách hạn chế và điều hướng công nghệ theo hướng tiến bộ mang tính xây dựng, khuyến khích phẩm giá con người và đánh giá cũng như giảm thiểu sự gây hại cho các loài khác và hệ thống trên Trái đất. Sự hợp tác trở nên cần thiết ở cấp độ quốc tế khi các vấn đề vượt quá khả năng của các quốc gia để giải quyết, và một ý thức sinh thái quốc tế là điều cần thiết, trong đó các quốc gia nhận ra rằng lợi ích chung toàn cầu là cần thiết cho sự phát triển chung. Đức Giáo Hoàng Phanxicô than thở về nhiều "sự trì hoãn không đúng đắn" trong việc hợp tác ở cấp độ quốc tế.

e) Bảo vệ. Những người có ý thức sinh thái có lòng bảo vệ các loài tạo vật của Chúa, như cách Thánh Giuse bảo vệ Đức Maria và Chúa Giêsu. Những người có ý thức về môi trường khuyến khích các chiến lược bảo vệ các loài đang bị đe dọa và thực thi các luật pháp bảo vệ môi trường. Họ coi thế giới là một món quà từ Chúa để được bảo tồn và bảo vệ vì lợi ích chung.

f) Có lòng trắc ẩn. Những người có ý thức sinh thái thể hiện lòng thương xót đối với những người yếu thế bằng cách làm việc cùng họ để loại bỏ bất công môi trường, cung cấp thực phẩm tươi sống và tạo ra không gian xanh. Đức Giáo Hoàng đề cao việc mở rộng mục tiêu của giáo dục môi trường để bao gồm việc phát triển đạo đức sinh thái và thúc đẩy tình liên đới, trách nhiệm và sự chăm sóc đầy lòng thương cảm.

g) Có tinh thần trách nhiệm. Những người có ý thức sinh thái được thúc đẩy bởi một ý thức trách nhiệm sâu sắc để tham gia vào cuộc đối thoại với người khác để đưa ra quyết định để cùng nhau phát triển. Họ thể hiện lòng thương xót đối với người nghèo và người yếu thế bằng cách giải quyết bất công môi trường, cung cấp cho họ thực phẩm tươi sống và không gian xanh, và ủng hộ việc thực thi các luật bảo vệ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng việc không đảm nhận trách nhiệm sẽ phá hủy mối quan hệ của mỗi người với nhau, với Thiên Chúa và với Trái đất.

h) Có lòng can đảm. Những người có ý thức sinh thái dám đặt lợi ích chung trước lợi ích cá nhân, đối mặt với những thách thức với lòng can đảm và không bị ngăn cản bởi những trở ngại. Họ dựa vào ân sủng của Thiên Chúa để duy trì kiên định cam kết của mình đối với cộng đồng Trái đất.

i) Có lòng chiêm niệm. Người có ý thức sinh thái nhận ra lợi ích của việc ngắm nhìn từng sinh vật để hiểu ý nghĩa của nó trong kế hoạch của Thiên Chúa, bao gồm việc khám phá những bài học từ Thiên Chúa và thấy mình trong mối quan hệ với tất cả các sinh vật khác. Theo Đức Phan-xi-cô, việc ca tụng Thiên Chúa cùng với các sinh vật khác vì lợi ích chung đồng nói lên sự hiệp nhất toàn cầu. Ngài cũng khuyến khích việc chiêm niệm về sự tạo dựng của Thiên Chúa thông qua một "âm điệu Ba Ngôi" để khám phá sự kết nối giữa con người, các sinh vật khác và Trái đất, dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc về sự hoàn thiện của chúng ta là những tạo vật được kết nối một cách mật thiết với nhau.

Friday, June 23, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 8)


4. Ý thức sinh thái

Để hình thành và phát triển một lương tâm sinh thái nơi các tín hữu, Giáo hội cần tận dụng Kinh Thánh và Giáo huấn trong các mục vụ như giáo lý, lớp học Kinh Thánh, chương trình tĩnh tâm, các nghi thức phụng vụ, các bài giảng trong Thánh lễ và truyền thông mục vu, v.v. để truyền cảm hứng và dẫn dắt Ki-tô hữu tới “sự hoán cải đối với điều đúng đắn và tốt lành.” Chỉ thông qua một lương tâm sinh thái được hình thành đúng mực, chúng ta mới có thể trở thành những cá nhân, cộng đồng và Giáo hội có ý thức sinh thái. Nếu đọc kỹ Thông điệp Laudato Si của ĐGH Phan-xi-cô, chúng ta sẽ thấy rằng một người có ý thức sinh thái phải hội tụ những đặc điểm như sau:

4.1. Thái độ về thế giới tự nhiên và siêu nhiên

a) Mở lòng với sự kinh ngạc và sự kỳ diệu. Những người có ý thức sinh thái cảm nhận sự kinh ngạc và sự kỳ diệu đối với mọi khía cạnh của Trái Đất bất kể lớn hay nhỏ. Điều này dẫn đến nhận ra sự kết nối của con người với tất cả các loài thọ tạo như hiện thân của sự hiện diện của Chúa. Họ luôn cố gắng tìm hiểu thêm về thế giới tự nhiên và sự kết nối đan xen giữa mọi loài với nhau.

b) Kính phục sự tương quan. Những cá nhân có ý thức sinh thái coi tất cả các sinh vật là thành viên trong một gia đình hiển sinh và quan tâm đến chúng, thay vì chủ trương khai thác chúng. Họ nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau của các sinh vật trong việc đáp ứng các nhu cầu lẫn nhau. Nhận thức này dẫn đến thêm sự sáng tạo và sự hăng say trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới, đặc biệt về môi trường sinh thái.

c) Mở lòng với sự hiện diện của Thiên Chúa. Đối với những người có ý thức sinh thái và niềm tin, việc mở lòng với vẻ đẹp và sự kỳ diệu của Trái Đất và các sinh vật trên Trái Đất giúp họ nhận thấy bản chất của Thiên Chúa. Họ nhận ra rằng mỗi sinh vật phản ánh một phần của sự thông thái và thiện lành của Thiên Chúa, và không có sinh vật nào bị loại trừ khỏi sự hiện diện này. Họ coi tự nhiên như một cuốn sách, nói với chúng ta về vẻ đẹp và thiện lành vô tận của Thiên Chúa, và họ hiểu rằng mỗi sinh vật có mục đích và ý nghĩa riêng trong kế hoạch của Người. Họ chấp nhận quan điểm của các Giáo phụ và nhà thần học Trung cổ rằng Thiên Chúa là tác giả của một cuốn sách quý giá; trong cuốn sách này, các từ ngữ chính là vạn vật được tạo ra trong vũ trụ.

d) Hiếu kỳ về nghiên cứu khoa học. Những người có ý thức sinh thái mở lòng để khám phá kiến thức khoa học về các vấn đề môi trường nhằm đưa ra quyết định thông minh về cách phản ứng. Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô thể hiện sự hiểu biết rộng về các kết quả khoa học trong Thông điệp, ngài nhận ra Trái Đất là ngôi nhà chung của tất cả các sinh vật. Ngài cũng nhận ra sự quan trọng của sự kết nối giữa con người, sự phụ thuộc lẫn nhau trong các hệ sinh thái, và sự phụ thuộc vào môi trường lành mạnh cho mọi loài có thể tồn tại và phát triển. Một người có ý thức sinh thái nuôi dưỡng một cảm giác kỳ diệu, khơi nguồn cho việc tìm kiếm kiến thức khoa học để đưa ra quyết định về cách hoạt động trong ngôi nhà chung của con người và các loài khác trên Trái Đất.

e) Có lòng biết ơn với món quà Trái Đất mà Thiên Chúa đã ban tặng. Những người có ý thức sinh thái chấp nhận trách nhiệm bảo tồn và bảo vệ Trái Đất vì lợi ích chung. Họ cũng thể hiện lòng biết ơn qua sự kiểm soát bản thân và những hành động mang tính công lý khi sử dụng các tài nguyên trên Trái Đất. 

Thursday, June 22, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 7)


3.3. Xét mình dựa trên lương tâm sinh thái

Lương tâm sinh thái được xây dựng trên niềm tin rằng tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng, bao gồm môi trường và những sinh vật trên trái đất, là một phần của kế hoạch thiêng liêng của Thiên Chúa và xứng đáng được tôn trọng và chăm sóc. Lương tâm này yêu cầu chúng ta cam kết tuân thủ nguyên tắc công bằng và lòng thương xót đối với tất cả mọi loài. Nó giúp chúng ta nhận ra rằng suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tầng lớp dễ bị tổn thương nhất. Một lương tâm sinh thái đòi hỏi chúng ta phải xem xét những hành động của chúng ta đối với các loài thọ tạo khi lượng giá bản thân hàng đêm trước khi đi ngủ và mỗi khi chuẩn bị tiến vào phòng hoà giải. Một số câu hỏi liên quan cho cuộc kiểm tra lương tâm này có thể bao gồm:

• Tôi đã xây dựng cuộc sống của mình trên tình yêu tràn đầy của Thiên Chúa, được thể hiện qua Đức Giêsu và vẻ đẹp của thế giới tự nhiên chưa?

• Tôi có biểu đạt lòng biết ơn và cảm tạ với những món quà phong phú và kỳ diệu của các loài thọ tạo mà Thiên Chúa đã ban tặng không?

• Tôi có cầu nguyện để sửa chữa sự chia cắt giữa con người và môi trường, xin tha thứ cho những tổn thương mà tôi đã gây ra không?

• Tôi đã sử dụng những tài năng và kỹ năng độc đáo của mình để bảo vệ và tôn trọng sự đan xen mỏng manh và phụ thuộc lẫn nhau của sự sống, bảo đảm sự bảo tồn cho các thế hệ tương lai không?

• Hành vi của tôi đã góp phần vào sự suy thoái của môi trường sống của các sinh vật khác do tiêu thụ vô ý thức hoặc lãng phí không?

• Tôi đã nỗ lực loại bỏ mọi rào cản gây trở ngại đến sự phát triển tối ưu và phát triển của tất cả các loài, như ý định của Đấng tạo ra chúng không?

• Tôi đã truyền cảm hứng cho người khác nhận thức về tầm quan trọng quan trọng của việc yêu quý thế giới tự nhiên không?


Trong Thông điệp Fratelli Tutti, Đức Phan-xi-cô nhấn mạnh ý kiến rằng “trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến thế giới ngày nay khủng hoảng là chuyện lương tâm con người trở nên chai cứng, là việc xa rời các giá trị tôn giáo và sự thắng thế của chủ nghĩa cá nhân cùng các triết lý duy vật, chủ trương thần thánh hóa con người, cũng như đưa những giá trị thế trần và vật chất lên vị trí những nguyên lý tối cao siêu việt”. Điều phát sinh từ tình trạng này là “sự lãnh đạm tiện lợi, lạnh lùng và bao trùm” trước nỗi đau của tha nhân và các loài thọ tạo. Những người và loài vật cần sự chăm sóc và chú tâm của chúng ta hoặc không tồn tại hoặc các vấn đề của họ không thuộc mối quan tâm của chúng ta.  

Wednesday, June 21, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 6)

3.2. Khái niệm lương tâm sinh thái

Để cho có sự cảm thức về tội hệ sinh thái dẫn đến sự hoán cải sinh thái cần có sự đào tạo và hình thành một “lương tâm sinh thái”. Tuy khái niệm “tội hệ sinh thái” chỉ mới xuất hiện trong các thảo luận trong vài chục năm gần đây, khái niệm “lương tâm sinh thái” đã được giới thiệu từ lâm. Vào những năm thập kỷ 1940, Aldo Leopold đã bàn về khái niệm này trong cuốn sách A Sand County Almanac. Trong tập sách này, Leopold cho rằng cần có một lương tâm về môi trường trong đạo đức đất đai. Theo Leopold, lương tâm về môi trường xuất phát từ việc ý thức rằng mối tương quan giữa con người và môi trường mang ý nghĩa sâu xa hơn phương diện cá nhân và cộng đồng. Leopold viết:
Đạo đức đầu tiên đề cập đến mối quan hệ giữa các cá nhân; Bộ luật mô-sê là một ví dụ. Sau đó, những phát triển trong suy nghĩ đề cập đến mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Quy tắc Vàng cố gắng kết hợp cá nhân với xã hội; dân chủ kết hợp tổ chức xã hội với cá nhân. Tuy nhiên, vẫn chưa có một đạo đức nào đề cập đến mối quan hệ giữa con người với đất đai và với các loài động vật và cây cỏ phát triển trên đó. Đất đai, giống như những người hầu gái của Odysseus, vẫn là tài sản. Mối quan hệ với đất đai vẫn chỉ có tính kinh tế, mang theo đặc quyền nhưng không có nghĩa vụ. Mở rộng đạo đức đến chiều kích thứ ba này trong môi trường con người là, nếu tôi hiểu chứng cứ đúng, một khả năng tiến hóa và một sự cần thiết sinh thái. Đây là bước thứ ba trong một chuỗi. Hai bước đầu tiên đã được thực hiện. Tư duy của cá nhân từ thời của Ezekiel và Isaiah đã khẳng định rằng việc cướp bóc đất đai không chỉ là thiếu khôn ngoan mà còn là sai trái. Tuy nhiên, xã hội vẫn chưa xác nhận niềm tin của họ. Tôi coi phong trào bảo tồn hiện tại như là phôi thai của một sự khẳng định như vậy.
Gần một thế kỷ đã trôi qua kể từ khi khái niệm lương tâm sinh thái được giới thiệu bởi Leopold. Nhưng khi chúng ta đang đứng trên bờ vực của một thời đại mới, vẫn còn rất nhiều công việc cần phải làm để thúc đẩy lương tâm trong lĩnh vực này. Hơn bất cứ tổ chức nào trong xã hội, tôn giáo phải dẫn đầu nỗ lực này. Đối với Ki-tô hữu, lương tâm sinh thái sinh ra từ sự tôn trọng sâu sắc đối với sự nối kết của mọi loài dưới sự quan phòng của Thiên Chúa. Đó là một sự nhận thức rằng trái đất là một món quà thiêng liêng được Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta để trân trọng và bảo vệ. Đó là một nhận thức rằng mọi hành động của chúng ta có tác động không chỉ trên môi trường xung quanh chúng ta, mà còn trên toàn thế giới và mọi sinh vật sống trên đó.

Lương tâm sinh thái này khiến chúng ta giật mình khi chứng kiến sự phá hủy của hệ sinh thái, sự tuyệt chủng của các loài và sự suy thoái của các tài nguyên tự nhiên. Nó khiến chúng ta cảm thấy bất an khi nhận ra rằng hành động của chúng ta, ngay cả những hành động nhỏ nhặt, đóng góp vào sự tổn hại và lạm dụng môi trường. Ví dụ, chúng ta có thể cảm thấy gánh nặng của lương tâm sinh thái khi chúng ta thấy hình ảnh các vụ tràn dầu gây hủy hoại đời sống động vật biển, hoặc khi nghe về nạn phá rừng gây mất môi trường sống của vô số loài. Chúng ta cũng có thể cảm thấy có trách nhiệm khi sử dụng các sản phẩm nhựa một lần rồi bỏ quăng hoặc lãng phí thức ăn, biết rằng những hành động này góp phần vào các vấn đề môi trường lớn hơn. Chúng ta bắt đầu tự chất vấn bản thân: Tôi có thực sự cần phải dùng ống hút khi uống nước Coca hoặc nước đóng chai? Tôi có thực sự cần ăn những thực phẩm nhập từ phía bên kia trái đất? Tôi có thực sự cần mua thêm một chiếc áo khoác trong khi trong tủ đã đầy nhóc những áo quần, có cái mới mua chưa kịp mặc? Tôi có cần phải lái xe máy hay ô-tô cho một chuyến đi chỉ dài 1km thay vì đi bộ hoặc đạp xe đạp?

Tuesday, June 20, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 5)


3. Tìm hiểu về lương tâm sinh thái

3.1. Cảm thức về tội hệ sinh thái

Thử hỏi những tham dự viên trong một cuộc tĩnh tâm của giáo xứ, một sự kiện hội trại giới trẻ, hoặc cuộc họp giữa các linh mục, tu sĩ, chủng sinh… liệu họ đã bao giờ đi xưng tội đã phạm đối với hệ sinh thái hay không, khả năng cao chúng ta sẽ nhận được một câu trả lời đơn giản là "Không". Thực trạng này là điều đáng ngạc nhiên, bởi Giáo hội đã từ lâu công nhận và đề cập đến khái niệm về các tội hệ sinh thái. Mặc dù không phải là người đứng đầu Giáo hội Công giáo La mã, nhưng Đức Bartholomew I, vị lãnh đạo Giáo hội Chính thống, đã lên tiếng xác định việc lạm dụng môi trường là các tội hệ sinh thái. Khi Đức Bartholomew, người đại diện cho 300 triệu người Chính thống giáo trên toàn thế giới, tuyên bố điều này trong một hội nghị về tôn giáo, khoa học và môi trường tại Hoa Kỳ vào năm 1997, lời phát biểu của ngài được cho là lần đầu tiên một lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng đã trực tiếp kết nối các vấn đề hệ sinh thái với hành vi đạo đức. Paul Gorman, một trong số người tham dự hội nghị, đã nhận xét rằng tuyên bố này mang đến "một tầm cao mới trong việc thẩm vấn thần học về nguyên nhân, độ sâu và khía cạnh của trách nhiệm con người khi nêu lên khái niệm ‘tội lỗi’” trong bối cảnh hệ sinh thái.

Thật vậy, tuyên bố của Đức Bartholomew đã được chứng minh là một trong những tuyên bố tôn giáo quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong thời gian gần đây. Tuyên bố này đã được trích dẫn và tái hiện nhiều lần trong các truyền thống tôn giáo khác nhau. Trong Thông điệp Laudato Si, chính Đức Phan-xi-cô cũng đã trích dẫn những lời của Đức Bartholomew ngay ở chương đầu, nói lên sự đồng tình của ĐTC với giáo huấn của ngài.

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất vào năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nhận xét rằng: "Chúng ta đã thất bại trong việc chăm sóc cho trái đất, ngôi vườn nhà của chúng ta; chúng ta đã thất bại trong việc chăm sóc cho anh em chúng ta. Chúng ta đã phạm tội chống lại trái đất, chống lại người thân cận thân thương của chúng ta, và cuối cùng là chống lại Đấng Tạo hóa, vị Cha thương yêu, người nuôi dưỡng cho tất cả mọi người và mong muốn chúng ta chung sống trong sự hiệp thông và thịnh vượng.”
Suy nghĩ của hai vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo và Chính thống giáo đã tác động vào cách nhìn nhận của các Giáo hội địa phương về tội hệ sinh thái. Cụ thể, Hội đồng giám mục vùng Amazon trong văn kiện kết thúc của Thượng hội đồng năm 2019 đã đề cập đến đề tài này. Trong văn kiện ghi rằng:
"Chúng tôi đề xuất định nghĩa tội hệ sinh thái là hành động hoặc sự bỏ sót chống lại Thiên Chúa, chống lại người thân cận thân thương, cộng đồng và môi trường. Đó là tội lỗi chống lại thế hệ tương lai, được thực hiện trong các hành vi và thói quen gây ô nhiễm và phá hủy sự hài hòa của môi trường. Đây là những vi phạm đối với nguyên tắc tương phụ, và chúng phá hủy mạng lưới tình liên đới giữa các loài thọ tạo (xem. Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, 340-344) và vi phạm đạo đức công bằng." 

Monday, June 19, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 4)


2.3. Quan điểm của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô


Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô diễn tả về sự hoán cải sinh thái một cách đích thực và toàn diện là một “sự hoán cải nội tâm”. ĐGH chỉ ra rằng có nhiều tín hữu đạo đức tốt lành, nhưng lại tỏ ra bàng quan về các vấn đề môi trường. Ngài nói rằng, “Chúng ta phải công nhận rằng, có một số Kitô hữu dấn thân và cầu nguyện, thường cười cợt các cảnh cáo về môi trường với lời xin lỗi của chủ nghĩa thực tế và chủ nghĩa thực dụng. Một số khác thụ động, quyết tâm không thay đổi các thói quen và trở thành rời rạc. Họ thiếu một sự sám hối thuộc sinh thái, giúp thấy những gì họ gặp gỡ với thế giới xung quanh; điều xuất phát từ sự gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô, sẽ giúp cho tất cả nở hoa. Sống ơn gọi là một người bảo vệ cho công trình của Thiên Chúa là một phần tất yếu của một hiện sinh đạo đức; đó không phải là điều gì của định kiến, cũng không phải là một phương diện thứ yếu trong kinh nghiệm Kitô giáo” (LS, 217). Rất đáng tiếc khi chúng ta chia cuộc sống của mình thành nhiều phần riêng biệt đến mức chúng ta không nhận ra sự liên kết giữa sự an sinh của chính chúng ta và sự an sinh của người khác hay của các loài thọ tạo.

Tuy nhiên, sự hoán cải sinh thái không phải là một hành động mang tính cá nhân theo kiểu “hồn ai nấy giữ”. Để cho sự hoán cải này thực sự có hiệu lực trong việc khắc phục khủng hoảng sinh thái, sự sám hối còn phải mang tính cộng đồng. Theo ĐGH Phan-xi-cô, sự cải thiện cá nhân không đủ để khắc phục những vấn nạn phức tạp trong thế giới ngày nay. Các vấn đề xã hội phải được tiếp cận bởi các hệ thống cộng đồng chứ không chỉ bằng các hành động tốt mang tính cá nhân. Điều này đòi hỏi một thái độ khác đối với thế giới, đồng thời cần một tinh thần quan tâm và đầy lòng yêu thương. Một trong những thái độ cần thiết cho sự hoán cải sinh thái là sự biết ơn với món quà thiên nhiên mà Thiên Chúa đã ban tặng. Chúng ta được kêu gọi để bắt chước sự rộng lượng của Thiên Chúa qua sự hy sinh và công đức, đồng thời ý thức rằng giữa con người và các loài tạo vật không có sự phân cách. Ngược lại, mọi thứ được nối kết với nhau một cách tuyệt vời. Bằng cách phát triển những khả năng được Thiên Chúa ban tặng, chúng ta có thể thúc đẩy sự sáng tạo và sự hăng say trong việc tìm giải pháp cho những vấn đề trong thế giới.  

Sunday, June 18, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 3)


2.2. Quan điểm của Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI


Trong Thông điệp Caritas in Caritate, ĐGH Bê-nê-đíc-tô XVI cũng củng cố giáo huấn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II rằng một sự hoán cải sinh thái toàn diện phải đi liền với hệ “sinh thái nhân văn”. Đức Bê-nê-đíc-tô nhấn mạnh sự tương liên giữa các vấn đề môi trường và xã hội và kêu gọi sự biến đổi cách suy nghĩ của chúng ta. Ngài kêu gọi mọi người đón nhận một lối sống đặt giá trị vào sự thật, vẻ đẹp, thiện lành và hiệp thông với người khác. ĐTC khẳng định rằng sự coi thường tình liên đới và tình bạn công dân không chỉ gây hại cho xã hội mà còn đe dọa nghiêm trọng môi trường. Ngược lại, sự suy thoái môi trường cũng có tác động tiêu cực đến quan hệ xã hội. Trước tình trạng này, Giáo hội có trách nhiệm phải bảo vệ cả nhân loại và các tạo vật khỏi tình cảnh tự phá hoại.

ĐGH Bê-nê-đíc-tô XVI lập luận rằng sự phát triển một sinh thái nhân văn cần thúc đẩy sự tôn trọng sâu sắc đối với thế giới tự nhiên và công nhận giá trị đích thực của mỗi con người. Những nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và pháp luật mà thôi không đủ để bảo vệ môi trường một cách hiệu quả; thay vào đó, định hướng đạo đức của xã hội phải được biến đổi. ĐTC nhắc nhở rằng Cuốn sách của Tự nhiên không chỉ liên quan đến môi trường mà còn bao gồm cuộc sống, tình dục, hôn nhân, gia đình, quan hệ xã hội và phát triển toàn diện của con người. ĐTC nhấn mạnh sự cần thiết của việc thực hiện nghĩa vụ của chúng ta đối với môi trường và con người, tránh sự nguy hiểm trớ trêu là khi con người bị suy thoái, môi trường cũng bị huỷ hoại và cuối cùng dẫn đến sự tổn hại trong xã hội. Do đó, sự hoán cải sinh thái là một phần cần thiết của một sự hoán cải sâu sắc hơn nơi con người đối với nhân loại lẫn các tạo vật.

Saturday, June 17, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 2)


2. Sự hoán cải mang tính sinh thái (Ecological conversion)

2.1. Quan điểm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II

Hơn hai thập niên qua Giáo hội đã kêu gọi các tín hữu hãy thực hiện sự hoán cải sinh thái, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thấu hiểu hoặc chưa quan tâm về lời kêu gọi này. Thuật ngữ “hoán cải sinh thái” hoặc “sám hối sinh thái” (ecological conversion) lần đầu tiên được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II sử dụng trong một bài phát biểu trong một buổi tiếp kiến chung vào năm 2001. Trong bài diễn văn này, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề chăm sóc tạo vật. Theo ĐTC, để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi sự hoán cải mang tính sinh thái như một sự đáp trả trước nạn khủng hoảng môi trường ngày càng leo thang. ĐTC nói rằng sự hoán cải sinh thái liên quan đến một sự thay đổi cơ bản trong thái độ và hành vi của chúng ta đối với thế giới tự nhiên, và kêu gọi cá nhân, cộng đồng và chính phủ cùng nhau làm việc để thúc đẩy một tương lai bền vững và công bằng hơn cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã khẳng định rằng sự hoán cải sinh thái không chỉ liên quan đến "một sinh thái 'vật lý' quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống của các sinh vật khác nhau, mà còn là một sinh thái 'nhân văn' khiến sự tồn tại của các sinh vật trở nên cao quý hơn, bằng cách bảo vệ điều tốt đẹp cơ bản của cuộc sống trong tất cả những biểu hiện của nó và chuẩn bị một môi trường phù hợp hơn với kế hoạch của Đấng Tạo Hóa cho thế hệ tương lai." Do đó, hoán cải sinh thái là nhận ra rằng trong "sự hòa hợp tái khám phá với thiên nhiên và với nhau, đàn ông và phụ nữ một lần nữa đang đi trong vườn tạo vật, tìm cách làm cho những tài nguyên trên trái đất có sẵn cho tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng cho một số ít trong giới thượng lưu.”

Tuesday, June 13, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 1)


1. Nhập đề

Trong đời sống hằng ngày, các Ki-tô hữu thường đề cao những trách nhiệm đối với Thiên Chúa và với tha nhân vì đó là giới luật yêu thương mà Chúa Giê-su đã dạy cho chúng ta phải tuân theo. Từ thời thơ ấu cho tới tuổi trưởng thành, cho dù trong bài giảng của các Thánh lễ hay trong các buổi học giáo lý, chúng ta chủ yếu được nhắc nhở phải xây dựng mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa và với tha nhân – người anh em đồng loại. Có khi các lời nhắc nhở nhấn mạnh việc đối xử tốt với người khác địa vị xã hội, văn hoá, màu da hay thế giới quan với chúng ta. Để thực hiện tốt những Giáo huấn đó, chúng ta siêng năng đi lễ và cầu nguyện để xây dựng mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa. Ngoài ra, chúng ta còn thực hiện những công việc bác ái như giúp đỡ những người neo đơn, bệnh tật, các trẻ mồ côi, v.v. để thể hiện tình yêu mến đối với tha nhân, đặc biệt những người yếu thế sống bên lề xã hội.

Tuy nhiên, trong giới luật yêu thương mà mỗi Ki-tô hữu được kêu gọi thực hành cách chuyên cần đó còn bao gồm một chiều kích quan trọng mà nhiều người ít nhận ra hoặc ít được nghe tới. Đó là môi trường sinh thái, hoặc nói cách khác, những anh em không đồng loại với chúng ta. Chúng ta không chỉ được kêu gọi phải xây dựng mối tương quan tốt với tha nhân mà còn với cả thiên nhiên mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên. Nhiều tín hữu đạo đức, siêng năng đi lễ, tham gia các sinh hoạt nhà thờ, đọc kinh sáng tối và làm việc phúc đức. Tuy nhiên, khi hỏi về trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ môi trường sinh thái theo Giáo huấn của Giáo hội thì nhiều người tỏ ra không mấy hiểu biết hoặc quan tâm về vấn đề này.

Tôi từng nghe về một người Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ rất siêng năng tham gia các hội đoàn. Người ấy cũng có một công việc rất tốt với vị trí cao trong công ty, nhiều khi được điều đi công tác xa bằng máy bay riêng của công ty – đây là điều thường chỉ có giới đại gia, nguyên thủ quốc gia hoặc minh tinh điện ảnh mới dám mơ tối. Khi được hỏi về vấn đề được công ty điều đi công tác bằng máy bay riêng, tín hữu này đã chia sẻ rằng nhờ tham gia vào hội đoàn chuyên cần nên mới được Chúa ban cho công việc như vậy. Theo tôi thì rất có thể Chúa đã ban cho vị ấy nhiều ân phúc, nhưng tôi không nghĩ rằng việc đi lại bằng máy bay riêng tạo rất nhiều ô nhiễm cho môi trường là một “ơn lành” của Chúa. Chúng ta không nên quy cho Chúa những trách nhiệm một cách tự tiện như vậy.

Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày về vai trò chăm sóc “Ngôi nhà chung” như là một phần thiết yếu trong đời sống và căn tính của mỗi Ki-tô hữu. Để thực hiện vai trò này, mỗi tín hữu cần phải phát triển lương tâm về vấn đề môi sinh, và có ý thức về trách nhiệm đối với hệ sinh thái. Nếu như chúng ta có ý thức về việc bảo vệ người nghèo, người yếu thế, xây dựng công bình và bác ái trong xã hội, thì chúng ta cũng không thể phớt lờ trọng trách đối với hệ sinh thái. Đó là một trách nhiệm mà chính Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta khi Ngài tạo dựng con người trong hình ảnh của Ngài.

Vì thế bài viết này sẽ bàn về sự cần thiết trải qua sự “hoán cải sinh thái” để xây dựng một “lương tâm sinh sinh thái” và trở nên một con người có “ý thức sinh thái”. Tất cả những khái niệm này đều được trình bày từ lăng kính của Giáo huấn Công giáo mà chúng ta lấy làm nền tảng cho đời sống luân lý và đạo đức của chúng ta.


Reflecting on human-nature relationship through Confucian cosmology


Confucian cosmology espouses the existence of a common bond between humanity and the wider web of creation through a shared fundamental essence—the life force known as qi. Qi animates and sustains everything, flowing through the veins of human beings, animals, plants, mountains, rivers, and even transcending into the inanimate world. Qi constitutes the essence of elements like air, earth, fire, and water. The Chinese character for qi is associated with the imagery of steam rising from rice, symbolizing its nourishing and transformative qualities. In the case of humans, our being is animated by qi, harmonizing our body and spirit into a unified whole, while energizing our interconnected mind-and-heart. This holistic understanding of qi unifies and eliminates dualism, recognizing the interconnectedness between humans and the natural world, body and mind, and matter and energy.

In the classical Confucian tradition, qi is understood as the animating spirit that connects all things, including the universe and humans, while being intricately embedded within the natural world, serving to animate and nourish both nature and humanity. In the course of philosophical development, Neo-Confucian philosophers broadened the understanding of qi to include its role as the fundamental essence and animating power of all living things, recognizing its pervasive presence in both the material and energetic realms of the universe. From the Neo-Confucian perspective, the universe is constructed of various tiers and domains of organized qi.

The function of qi is intricately tied to the interplay of the opposing yet complementary modalities of yin and yang. These fundamental interactions possess a universal influence, spanning across various domains ranging from the simplest to the most complex situations wherein celestial and earthly elements, as well as those deemed lofty or lowly, and movement and stillness, interweave in a harmonious manner. This profound duality sheds light on the intricate dynamics of transformation and transition between contrasting elements. The perpetual flux characterizing our world, with its ever-changing nature, arises from the cosmic union of yin and yang. This interconnectedness among all phenomena, marked by a delicate equilibrium and mutual impact, weaves a tapestry of continuity that permeates the very essence of existence.

In Chinese cosmology, qi finds expression and function through the dynamic interplay of the elemental phases called Wu Xing (Five Phases). According to this theory, qi interacts with the elemental forces of wood, fire, earth, metal, and water. The five phases are associated with different qualities, such as wood (growth), fire (transformation), earth (stability), metal (clarity), and water (adaptability). These qualities are thought to be reflected in the physical world, as well as in human existence. The five elements interact with each other in a cyclical pattern which leads to the creation, transformation, and destruction of all things. The phases have the potential to be combined in numerous ways and metaphorically represent a wide range of aspects, including flavors and moral virtues. It is essential to emphasize that the elements should not be viewed as separate entities but rather as dynamic expressions, processes, or stages of the vital force.

While the subject of qi and its relationship to the five elements has been greatly debated over the years, the core understanding of these concepts reveal the inseparable bond between qi's life force and the expressive powers of the elements in the phenomena taking place in the universe. Their interplay governs the dynamic processes of the universe, influencing the growth of natural beings and the movements of celestial bodies. Balancing qi and the elements is essential for well-being of human life and the natural world. It should be noted that although these concepts emerged early in Chinese history, during the Han Dynasty, Confucian scholars took a particular interest in utilizing these natural philosophical concepts in order to apply to concerns of personal and social ethics.

The Confucian cosmology described above reveals the profound interconnectedness of the universe and our place within it, emphasizing our intimate connection with the natural world. Recognizing this bond inspires us to seek harmony and equilibrium in our interactions with nature, understanding that the well-being of both the natural world and ourselves are intertwined. When the natural world is balanced, the harmonious flow of qi contributes to the vitality of all beings. Imbalance, on the other hand, leads to disharmony and suffering. This belief highlights the importance of nurturing positive relationships and promoting harmony among all living and non-living entities. It reminds us of the ripple effects of our actions, influencing the well-being of ourselves and the cosmos. Self-cultivation becomes crucial in aligning our conduct with the patterns of nature, facilitating the flow of qi and maintaining order in the universe.

This cosmology also facilitates the possibility of recognizing a special kinship between human beings and the myriad things in the universe. In the Western Inscriptions, Neo-Confucianist thinker Chang Tsai’s (1020-77) proclaims, “Heaven is my father and earth is my mother, and even such a small creature as I finds an intimate place in their midst. Therefore, that which extends throughout the universe I regard as my body and that which directs the universe I consider as my nature. All people are my brothers and sisters and all things are my companions.” Chang Tsai’s sentiments indicate his deep awareness of the interrelatedness of Heaven and Earth and everything in between. His ethical and moral conduct flows naturally out of this realization. To conclude the inscription Chang Tsai affirms, “In life I follow and serve [Heaven and Earth]. In death I will be at peace.”

Ultimately, Confucian teachings emphasize the importance of cultivating a harmonious relationship with nature through ethical behavior and virtuous action. This includes respecting the natural world, conserving resources, and promoting sustainable practices that support the health and well-being of both humans and the environment. Because human beings share the same life force as nature, they could communicate with and observe happenings in nature to discern their own fate. Indeed, Chinese rulers were always keen on observing signs in nature to decipher the state of the Mandate of Heaven. Heaven represents the ultimate origin of human virtues, where the Mandate of Heaven can be discovered through conscious exploration of one's inner nature and the surrounding natural and human realms. The fulfillment of Heaven's Mandate lies in the pursuit of self-cultivation and the extension of one's virtues to benefit others and contribute positively to the world. This Confucian hermeneutical-communicative perspective towards nature applied more universally implies that humanity can also discern its own future and ‘mandate’ by observing the various natural phenomena.

Tuesday, June 6, 2023

Reflecting on human-nature relationship through the Buddhist worldview

 


The Theravada Buddhist cosmology reveals a vast existential reality where all beings find their place amidst a collection of interconnected realms. Spanning this cosmological continuum are six realms, each characterized by a distinct measure of suffering. At the depths of this continuum lies the infernal realm, an abyss reserved for those whose lives have been marred by moral transgressions. Here, in a desolate realm consumed by darkness, searing fires, and bone-piercing cold, beings bear the brunt of their negative kamma, enduring unimaginable anguish and torment. The punishments inflicted upon them are ghastly, spanning from the agony of immolation and the chill of freezing to the crushing weight of existence and the piercing sting of weapons. Humans must avoid the perilous fate of rebirth in this realm at all costs by embarking on a profound spiritual journey, guided by the tenets of Buddhist teachings. Through the cultivation of mindfulness, compassion, and wisdom, they strive to cleanse the tarnished remnants of negative kamma, purifying their existence and steering clear of the shadowed depths of the infernal realm.

On the contrasting end of the spectrum resides the pinnacle of samsara's realms: the celestial abode known as the heavenly realm. This ethereal domain serves as a haven of unparalleled joy within the cyclical web of life. Within its sacred confines, individuals, especially those who chose to the life of a householder and who have led a virtuous life find solace. Generosity, morality, and meditation have enriched their lives, bestowing upon them a treasury of merits. At the highest level of the heavenly realm, sixteen hundred human years equal one day. Yet, amidst the paradisiacal joy, it is imperative to grasp the transient nature of this celestial splendor. The teachings of Buddhism declares that the heavenly realm too is impermanent, underscoring its inability to yield ultimate and everlasting happiness. Within this desire realm, denizens remain beholden to the ceaseless cycle of birth, death, and rebirth, much like their counterparts in other realms. Inevitably, the reservoir of merits that sustains their celestial sojourn will wane leading to imminent rebirth. Thus, unlike Christian beliefs, the hell realm does not condemn its inhabitants to eternal damnation, and the denizens of the heavenly realm do not bask in everlasting bliss, even though their sojourns within these realms can stretch across aeons. Bound by the unending cycle of rebirth, these inhabitants remain intricately woven into the fabric of the mundane world, alongside those dwelling within the four other realms.

Human beings find their abode in the fourth realm, positioned just above the animal realm and beneath the realm of demi-gods. Nevertheless, these six realms intertwine seamlessly, with the possibility for residents of lower realms to amass sufficient merit over countless lifetimes, eventually ascending to a higher realm. Conversely, those granted the privilege of existence in the heavenly realm must, once their merits have been depleted, traverse a rebirth in the human realm before they can attain permanent liberation. Furthermore, it is worth noting that humans, through immoral deeds, can swiftly accumulate enough negative kamma to warrant rebirth in one of the three lower realms. Thus, the gecko that seems to have become a permanent fixture on your wall might very well be a distant relative from a previous life or a good friend in the next, attesting to the fluid nature of existence and the interconnectedness that pervades the cosmic dance of rebirth.

This intricate mosaic of Buddhist cosmogony unveils a profound truth: human and non-human creatures are intricately intertwined, far from existing in isolation. Together, they bear the weight of a shared destiny, ensnared within the relentless cycle of birth, aging, death, and the ubiquitous presence of suffering. The connection between the human realm and the animal realm stands particularly salient, for not only do they face similar fates, but they also inhabit the same physical space, bound within the realm of earthly existence. Gazing upon this vast panorama, we perceive a collective journey undertaken by sentient beings, all yearning to liberate themselves from the clutches of suffering and discover the elusive shores of eternal happiness. Among these realms, the human realm possesses a distinct significance, as it is the sole domain from which escape from the cyclic bonds of rebirth can be attained. Endowed with the capacity for intellectual inquiry, humans possess the profound ability to comprehend and reflect upon spiritual teachings, unlocking the gateway to enlightenment. Through this profound insight, we gain a deeper understanding of the nature of reality, the origins of suffering, and cultivate the virtues of wisdom and compassion.

Furthermore, our human existence bestows upon us the gift of freedom—freedom to make choices and engage in deliberate actions. This liberty affords us the opportunity to nurture virtuous qualities, amass merits, and forge a path towards transcendence. Yet, there exist deeper reasons why the human realm holds such significance. In our mortal coil, we encounter a delicate balance between pleasure and pain. It is within this delicate interplay that we discover the transitory and unsatisfying nature of all conditioned phenomena, igniting within us an ardent longing for permanent liberation. The pangs of pain we experience serve as a poignant reminder, urging us to transcend this ephemeral existence, while our pleasures offer just enough respite to stir us from our slumber each day, kindling the flames of personal growth and self-improvement.

In this grand orchestration of existence, sentient beings, united by their aspirations and shared struggles, navigate the intricate pathways of the cosmos. And as we, as humans, traverse this complex landscape, guided by our intellectual gift, enormous capacity for choice, and the wisdom born of our experiences, we embark upon a transformative journey towards the ultimate liberation from suffering. At the core of this profound Buddhist worldview lies the recognition that human beings occupy a pivotal role, serving as a bridge that spans the divide between the lower and higher realms. In our earthly journey, our encounters with both elation and desolation become the crucible in which sentiments of unity, benevolence, and empathy take root. It is through these very experiences that we cultivate a profound sense of solidarity, extending our hearts to embrace the collective plight of all sentient beings.

Indeed, the essence of Buddhist moral training resides in empowering individuals to transcend the confines of personal suffering, going beyond the boundaries of self-interest. Instead, it impels us to anchor our ethical actions upon the bedrock of universal empathy, wherein the suffering of every sentient being becomes the catalyst for compassionate engagement. As we internalize this transformative vision, we awaken to the profound interconnection that binds us all, dissolving the illusion of separateness and nurturing a deeper reservoir of altruism. Thus, within this reality of existence, we human beings stand poised as agents of compassion, striding forth to bridge the chasm that separates realms and even divisions within our own human realm. Our very existence, with its tapestry of joy and sorrow, becomes the crucible from which empathy and benevolence arise. With open hearts and minds, we embark on a noble quest, channeling our experiences to forge a path of ethical action that embraces the suffering of all creatures.

Sunday, June 4, 2023

Prophetic Dialogue as Approach to the Church’s Engagement with Stakeholders of the Technological Future (P.5/5)


 
5. Prophetic Dialogue with Stakeholders of the Digital Future


In this section, I propose a series of actions that could be undertaken by the Church with stakeholders of the digital future that are either of the “energizing” type or “criticizing” type. These proposed actions may represent a continuity of what the Church has already done with regards to technological issues; or has done on some levels but need more emphasis; or has done with regard to other facets of life but has not extended to the matter at hand. Insofar as an approach, it may not be methodologically new in itself but rather contextually relevant and beneficial for the milieu that we are facing.

5.1. Energizing Prophetic Dialogue

Embracing. Embracing technology and stakeholders of the technological future is an important component of the engagement. By embracing the stakeholders, the Church shows respect to every individual who are involved in the process of technological advancement – scientists, innovators, distributors, and consumers. Embracing these individuals demonstrates the Church’s recognition that everyone has a crucial role in designing a future where technology does not lead to the diminishment of the human person but the promotion of human dignity and integrity.

Embracing the stakeholders is closely connected to embracing technology. The Church has for a long time recognized the value of technology in improving people’s lives, extending human longevity, facilitating better communication among individuals, and so on. Gaudium et Spes affirms the “legitimate autonomy of human culture and especially of the sciences,”[67] and that we can use technology as an aid to develop the earth and make it a fruitful and habitable place for everyone in accordance with God’s original plan since the time of creation.[68] By continuing to affirm the value of technology as God’s gift to humanity,[69] the Church enables technology to be seen not as an instrument to be used to advance selfish purposes, facilitate the domination of individuals and groups over others, cause death and destruction, but to be used to achieve the common good. The Church’s stance towards technology is not one of blindly accepting all its aspects without discernment. Rather, it acknowledges the need to separate the negative elements from the positive ones. By doing so, the Church demonstrates its hope for a future that embraces the benefits of technology while remaining vigilant against its potential pitfalls. This perspective is not simplistic but rather prophetic, as it envisions a future where God’s gifts are used in genuine service to humanity and the world. It recognizes that technology, when harnessed responsibly and guided by moral principles, has the capacity to enhance human existence and contribute to the betterment of society. The Church’s approach is rooted in wisdom and discernment, ensuring that the valuable aspects of technology are embraced while safeguarding against any harm that may arise from its misuse.

Collaborating. As prophetic dialogue requires engagement by “people on the ground,”[70] the Church cannot be removed from what is taking place, taking a position of judge pronouncing judgements to the stakeholders. Rather, the Church must immerse itself in the development process by creating opportunities for encounter between stakeholders and the Church. Since there are different types of stakeholders, the encounters must be designed specifically to suit the context. Programs involving technology innovators must be different from those where the participants are consumers. And even within the consumers, there are multiple demographics that must be considered when programs are designed.

In addition to creating encounters with various stakeholders, the Church can play an important part in facilitating the encounters between stakeholders themselves. The reality is oftentimes, technology is not being designed with certain groups of people in mind, but rather for them.[71] For example, technology is being created for children, the elderly, the disabled, the students, and people from various cultures and ethnicities, etc.. These people become passive recipients of technology that are directed at them without much choice or say in whether it is something that they want or need. Rather than adopting this mode of technological innovation, technological creation should be a collaborative process between innovators and the people who will most be influenced by the technology. Thus, technological innovation should be a “with” rather than “for” process. This is where the Church can play a crucial role in promoting this type of approach.

The Church also has to have its own experts on the ground. It should not be forgotten that the Church has 1.3 billion members on every continent worldwide. Vatican II has affirmed that the mission of the Church does not involve only the one percent consisting of clergy and religious, but all Christians. Prophetic dialogue as a process that demands contextually informed dialogue partners means that it is the Catholic lay people who are deeply involved in field of technology in various ways themselves will serve as the most effective dialogue partners on behalf of the Church. One may argue that the vision of Vatican II in which the lay people are called to universal holiness as members of the “secular order” engaged in proclaiming the Gospel in their respective lives can be realized when they are asked to engage in this matter that concerns the entire world. Fortunately, the Church does not start from scratch. Countless members of the Church are already leaders and participants in the field of technology and are very informed on the situation at hand. What they need is to be made aware of their role in becoming dialogue partners for and on behalf of the Church with other stakeholders in the digital future.

Modeling best practices. Dialogue is not only a verbal process but can be carried out through witnessing actions.[72] Thus, the Church itself needs to study and adopt practices involving technology that highlights their socially, culturally, religiously, and spiritually beneficial potentials. This means that Church leaders at various levels must not simply be prophets of doom and gloom, but those who can demonstrate by example how to put God’s gifts to use in their own ecclesiological governance, pastoral outreach, and evangelizing work. The Church needs to model and inspire best practices among the people with its own informed use of technology. Through this process of modeling best practices, the Church promotes positive trends in use of technology to counter those that are divisive, death-dealing, and dehumanizing.
Best practices can be gathered not only from the leaders of the Church but also from the lay sector as well as secular organizations who have taken advantage of technological means to promote life, address environmental degradation, mitigate hunger, and reduce poverty. By actively highlighting these best practices, the Church promotes the life-giving potential of technology over the death-dealing practices that are equally possible when these powerful tools are misused.

5.2. Criticizing Prophetic Dialogue

In today’s world, technology can have both life-giving and death-dealing impacts, and it is the responsibility of the Church to advocate for the former and speak out against the latter. This requires engaging in prophetic dialogue with all stakeholders of the digital future. To do so effectively, the Church must work to (1) oppose the technocratic paradigm and scientism that marginalizes religion as a legitimate stakeholder; (2) call for changes in technological development that perpetuate unjust structures; and (3) mobilize for accountability and responsibility by entities for innovations and ways of implementation that are unethical, undermine human dignity, and have negative impacts on life. Through such prophetic dialogue, the Church can play a vital role in shaping the direction of technological progress towards greater equity, justice, and flourishing for all.

Oppose the technocratic paradigm and scientism that sidelines religion as legitimate stakeholders. In his book Homo Deus, Yuval Noah Harari goes out of his way to belittle the role of religion in general, and the Church in particular, in the contemporary process of scientific development.[73] Harari acknowledges the important economic and technological contributions made by Christianity during medieval times, including the establishment of administrative systems and the use of data processing techniques. However, he argues that in recent times, religions have become reactive rather than creative forces, with religious leaders struggling to come to terms with technologies and ideas propagated by other movements. According to Harari, religions have essentially fallen off the scientific train heading towards the digital future because they are no longer actively contributing to scientific development. He notes that religious myths have been discovered to be incompatible with modern scientific understanding, and religions are no longer inventing or discovering new ideas. Harari’s perspective is not uncommon and that many believe that religion has been displaced in the modern scientific milieu.

Unfortunately, this is a misguided representation of religion and the Church vis-à-vis science and technological development. Religion remains a potent force in scientific discovery, despite the misconception that religions lack creative energy. Although religious institutions do not typically aim to make scientific discoveries, they can provide a supportive framework that encourages and advances scientific progress as a fundamental aspect of human development. It should not be forgotten that around the world, hundreds of universities where state-of-the-art research is being carried out happen to be Catholic institutions. These universities are manifestation of the ongoing active role of the Church in scientific development that was begun with the Church’s earliest universities.

Furthermore, the notion of a conflict model between science and religion is a Western-centric way of thinking, as noted by Alister E. McGrath, and the relationship between science and religion is more collaborative in non-Western cultures such as India.[74] The Catholic Church, for instance, perceives no opposition between science and religion and instead celebrates scientific discoveries. Scientists from diverse religions and creeds may draw inspiration and conviction from their religious beliefs when conducting research. Additionally, religion’s reflective capacity can aid in understanding the social and spiritual implications of scientific discoveries. The Catholic Church has a rich tradition of scientists and continues to sponsor scientific research and engage in scientific dialogue. The influence of religious teachings on individuals who conduct scientific research remains profound. Given that religions have a stake in how technological progress affects humanity, they can play an essential role in encouraging individuals to be reflective and introspective when making decisions about scientific knowledge and technological inventions.

The Church, therefore, needs to oppose what Pope Francis has termed as the “technocratic paradigm” which he characterizes as an “undifferentiated and one-dimensional paradigm” that values efficiency, productivity, and control above all else, often at the expense of human dignity and the common good.[75] In his 2015 encyclical Laudato Si’, he argues that this paradigm is based on a reductionist and mechanistic view of the world, which sees nature and human beings as mere objects to be exploited for profit and power. According to Pope Francis, the technocratic paradigm has led to numerous destructive outcomes, including the degradation of the environment, the marginalization of the poor and vulnerable, and the erosion of social and cultural values. He calls for a shift towards a more holistic and sustainable approach to development, one that prioritizes the well-being of people and the planet over narrow economic interests.

Moreover, the Church must continue to raise its voice against scientism, which espouses that science is the sole means of comprehending the world, and that scientific techniques and discoveries should be extended to areas previously deemed beyond the scope of science, such as ethics, philosophy, and spirituality. It is essential to underscore that science is not a “universal acid” that can dissolve all other forms of knowledge and uncover the true essence of reality. This viewpoint neglects the constraints of science and the intricacy of human experience. Science alone cannot answer all of life’s inquiries, and other types of knowledge, such as personal experience, intuition, tradition, and spiritual experience, are also valuable in shaping our perception of the world. In the struggle against scientism and the technocratic paradigm, the Church must collaborate with scientists and philosophers, both within and outside the Church, who appreciate the limitations of science and acknowledge the importance of other forms of knowledge and inquiry.

Call for change to directions in technological development that perpetuates unjust structures. As we have explored earlier, the progress of technology carries significant risks that must not be overlooked. The trajectory of technological advancements has the potential to amplify unjust social hierarchies in various ways. The rise of automation and consequent job displacement can intensify economic inequality, leaving low-skilled workers stranded without viable alternatives for employment. Consequently, this exacerbates existing disparities as a disproportionate concentration of wealth and power falls into the hands of those who own or control the technology. Additionally, algorithms, far from being impartial, can perpetuate discrimination and inequity. When algorithms determine outcomes in critical areas such as hiring, lending, or criminal justice, they may unwittingly mirror the biases of their creators. This poses a particular threat to marginalized communities already burdened by discrimination and pervasive surveillance. The pervasive use of surveillance technology poses its own set of challenges, eroding privacy rights and deepening social divisions. Governments and corporations can exploit surveillance mechanisms to monitor individuals, their activities, and movements, thereby controlling dissent and suppressing political opposition. Furthermore, the digital divide compounds these unjust structures, as unequal access to technology further entrenches social inequalities. Without equal access, individuals are unable to fully participate in the digital economy or avail themselves of essential services such as healthcare and education. Thus, it is imperative to thoroughly consider and address the potential implications of technological developments to foster a society that is more equitable and just for all.

With a rich legacy of championing social justice and confronting inequality, the Catholic Church bears a vital responsibility to persist in its advocacy against unjust structures, placing a strong emphasis on ethical considerations and the promotion of the common good. Through the lens of prophetic dialogue, the Church engages in conversations with key players in the realm of technology, policymakers, and diverse stakeholders, shedding light on the ethical implications that technology entails. By doing so, the Church strives to foster a collective awareness and encourage the development of technologies that uphold the inherent dignity and well-being of all individuals, particularly those who find themselves marginalized or disadvantaged. By harnessing its moral authority in this manner, the Church assumes a critical role in advocating for policies that address the adverse effects of technological progress on society. This includes endorsing initiatives aimed at narrowing the digital divide, facilitating access to education and training in the fields of Science, Technology, Engineering, and Mathematics (STEM), and ensuring that technological advancements remain aligned with the principles of human dignity and environmental sustainability.

Mobilize for accountability and responsibility by entities for innovations and ways of implementation that are unethical, devalue human integrity, and are death-dealing rather than life-giving. The preceding discussions and empirical observations make it clear that technological progress can exert detrimental effects on the social, cultural, and spiritual aspects of human life. The current landscape of technology development often sees products rushed to market, lacking refinement and requiring community feedback and collective intelligence for improvement. Even ChatGPT-4.0 was released only a few months after ChatGPT3.5,[76] highlighting the ethical dilemmas that tech innovators and distributors may not have foreseen.

In light of its moral and ethical authority, the Church must actively engage in ongoing dialogues, raise awareness, and vocally denounce unethical technological innovations that compromise human dignity. This can be accomplished through issuing statements or pastoral letters, leveraging the extensive network of parishes, schools, and universities to educate individuals about the adverse consequences of unethical technological developments. Additionally, the Church can advocate for regulatory measures that hold technology giants accountable for their actions. Lobbying for government regulations safeguarding human dignity, privacy, and fundamental rights, as well as supporting initiatives that foster ethical innovation and responsible technology development, are crucial endeavors. Moreover, the Church can establish direct engagement with tech companies, employing its influence to encourage the prioritization of ethical considerations in their work and the acknowledgment of negative impacts caused by their technologies. This collaborative approach entails establishing ethical guidelines for innovation, providing input on ethical considerations, and forging partnerships with companies committed to ethical innovation.

In terms of witnessing actions, the Church can assist those affected by the negative consequences of technological development. One way is by using its extensive social service programs and humanitarian organizations to provide support to workers who are displaced by automation or subject to unjust labor practices in the tech industry. For example, the Church could use its global network of charities, such as Caritas Internationalis, to provide vocational training and job placement assistance to workers who have been displaced by automation.

The Church can also use its various platforms and pastoral programs to reach out to people and provide resources and support on responsible technology use, internet safety, digital literacy and wisdom, and digital citizenship. It can also use technology to promote formation programs that teach its members about the moral and ethical implications of technology and how to use it in a way that aligns with Catholic values. Additionally, the Church can create its own technology products and services that align with its values and promote the common good. These could include ethical social media platforms, secure and private communication tools, and educational software that emphasizes Catholic social teaching and values.

Finally, the Church can foster a digital humanism by promoting a culture of discernment and reflection among its members and beyond. This can involve promoting practices like spiritual direction, retreats, and contemplative prayer, which encourage members to reflect on the role of technology in their lives and how it can be used to promote the good of society.


6. Conclusion

The concept of prophetic dialogue offers a powerful framework for the Church to engage in constructive conversations and exchange of ideas, particularly in the context of the digital age. As technological advancements continue to transform our world, it is essential that we create spaces for meaningful dialogue that address the challenges and opportunities that arise. The Church’s prophetic dialogue with other stakeholders of digital technology is rooted in a comprehensive approach that both serve to energize as well as criticize the development process.

By embracing the stakeholders involved in technological advancements, such as scientists, innovators, distributors, and consumers, the Church shows respect for their roles and recognizes the importance of their contribution to shaping a future where technology upholds human dignity and integrity. This engagement is not limited to a passive stance but involves active collaboration, creating opportunities for encounters between stakeholders and the Church. Through these encounters, the Church seeks to foster a dialogue that transcends judgment and pronouncements, immersing itself in the development process and ensuring that technology is not only designed for certain groups but collaboratively created with their active participation.

Furthermore, the Church acknowledges the valuable expertise of its own lay members who are involved in the field of technology, recognizing them as effective dialogue partners on behalf of the Church. By utilizing these insights and actively modeling best practices involving technology, the Church can help promote positive trends, counter divisive and dehumanizing practices, and highlight the life-giving potential of technology, both within its own ecclesiological governance and in collaboration with secular organizations.

Another key aspect of prophetic dialogue is its ability to confront reality with honest engagement. In the ever-changing digital landscape of our world, the Church acknowledges that technology can bring both life-giving advancements and harmful consequences. Therefore, the Church takes on the responsibility of advocating for positive developments while speaking out against those that undermine human flourishing. This dialogue entails opposing the technocratic paradigm and scientism that sideline religion as a legitimate participant in technological progress. The Church highlights its own contributions to scientific advancements and emphasizes the collaborative relationship between science and religion.

Additionally, the Church calls for changes in technological development that perpetuate unjust structures, addressing issues such as economic inequality, discrimination, and the digital divide. It promotes ethical considerations, the common good, and the preservation of human dignity in technological design and implementation. Furthermore, the Church mobilizes for accountability and responsibility, actively denouncing unethical innovations and implementations that devalue human integrity and have detrimental impacts. Through public statements, education, advocacy for regulations, and support for those affected negatively, the Church strives to ensure that technology aligns with moral principles and serves the well-being of all individuals and communities.

Ultimately, prophetic dialogue seeks to find common ground and to work towards shared goals that benefit everyone. This requires a willingness to set aside preconceptions, to engage in honest self-reflection, and to seek out perspectives that may be different from our own. This paper claims that prophetic dialogue offers a powerful tool for the Church to navigate the challenges and opportunities of the digital age. By cultivating a culture of active listening, collaborating, and respectful challenge, the Church can help promote a digital humanism where digital technology serves humanity rather than humanity being enslaved to technology or human beings employing technology to oppress one another. This is essential if the Church is to help shape a digital future that aligns with God’s plan, enriches human lives, and serves the common good.

__________

67. Vatican II, Gaudium et Spes, 1965, no. 59, https://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19651207_gaudium-et-spes_en.html.
68. Vatican II, Gaudium et Spes, 1965, no. 57.
70. Stephen Bevans, “The Shift of Mission Paradigm in the Church and SVD,” Verbum SVD 62 (2021): 21-33.
71. Lauren McCann, “Building Technology With, Not For Communities: An Engagement Guide for Civic Tech,” Medium, March 31, 2015, https://medium.com/organizer-sandbox/building-technology-with-not-for-communities-an-engagement-guide-for-civic-tech-b8880982e65a
72. Stephen Bevans, “Witness and Proclamation as Prophetic Dialogue,” in Christian Witness in a Multi-Religious World, ed. Indunil J. Kodithuwakku K (Rome: Libreria Editrice Vaticana, 2022), 245-55.
73. Yuval Noah Harari, Homo Deus: A Brief History of Tomorrow (Harpers Collin Publishers, 2016), 458-460 (epub version).
74. Alister E. McGrath, Science and Religion: A New Introduction, Third Edition (Hoboken, NJ: Wiley-Blackwell, 2020), 9.
75. Pope Francis, Laudato Si, no. 106.
76. Lex Friedman, “Sam Altman: OpenAI CEO on GPT-4, ChatGPT, and the Future of AI | Lex Fridman Podcast #367,” YouTube, March 26, 2023, https://www.youtube.com/watch?v=L_Guz73e6fw&t=3333s.