Saturday, June 17, 2023

Thúc đẩy một lương tâm sinh thái nơi tín hữu Ki-tô giáo (phần 2)


2. Sự hoán cải mang tính sinh thái (Ecological conversion)

2.1. Quan điểm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II

Hơn hai thập niên qua Giáo hội đã kêu gọi các tín hữu hãy thực hiện sự hoán cải sinh thái, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thấu hiểu hoặc chưa quan tâm về lời kêu gọi này. Thuật ngữ “hoán cải sinh thái” hoặc “sám hối sinh thái” (ecological conversion) lần đầu tiên được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II sử dụng trong một bài phát biểu trong một buổi tiếp kiến chung vào năm 2001. Trong bài diễn văn này, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề chăm sóc tạo vật. Theo ĐTC, để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi sự hoán cải mang tính sinh thái như một sự đáp trả trước nạn khủng hoảng môi trường ngày càng leo thang. ĐTC nói rằng sự hoán cải sinh thái liên quan đến một sự thay đổi cơ bản trong thái độ và hành vi của chúng ta đối với thế giới tự nhiên, và kêu gọi cá nhân, cộng đồng và chính phủ cùng nhau làm việc để thúc đẩy một tương lai bền vững và công bằng hơn cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã khẳng định rằng sự hoán cải sinh thái không chỉ liên quan đến "một sinh thái 'vật lý' quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống của các sinh vật khác nhau, mà còn là một sinh thái 'nhân văn' khiến sự tồn tại của các sinh vật trở nên cao quý hơn, bằng cách bảo vệ điều tốt đẹp cơ bản của cuộc sống trong tất cả những biểu hiện của nó và chuẩn bị một môi trường phù hợp hơn với kế hoạch của Đấng Tạo Hóa cho thế hệ tương lai." Do đó, hoán cải sinh thái là nhận ra rằng trong "sự hòa hợp tái khám phá với thiên nhiên và với nhau, đàn ông và phụ nữ một lần nữa đang đi trong vườn tạo vật, tìm cách làm cho những tài nguyên trên trái đất có sẵn cho tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng cho một số ít trong giới thượng lưu.”

No comments:

Post a Comment