4. Ý thức sinh thái
4.2. Đức tính mang tính sinh thái
a) Thể hiện sự công lý với thế hệ đi tiếp. Những người có ý thức sinh thái thể hiện sự công lý bằng cách mở lòng với những người túng thiếu và dễ bị tổn thương. Họ nhận thức được rằng tình trạng này chủ yếu gây nên bởi các quốc gia phát triển. Họ cố gắng thách thức và sửa chữa sự bất công này, giới hạn việc tiêu thụ những tài nguyên trên Trái đất chỉ cho những nhu cầu cơ bản của cuộc sống và tránh những thói quen lãng phí gây hại cho các loài khác, hệ sinh thái và quần thể sống trên Trái đất. Họ nhận thức được sự đau khổ của người nghèo và những người yếu thế. Trong sự liên đới, họ tìm cách giảm bớt đau khổ của người nghèo một cách ân cần, nhạy cảm, tôn trọng và sáng tạo. Họ cũng hợp tác với người nghèo và người yếu thế để cùng nhàu tìm cách giảm bớt tình trạng đau khổ của họ.
Biết tự kiểm soát bản thân. Những người có ý thức sinh thái thực hiện tự kiểm soát và kiên nhẫn, chỉ tiêu thụ những gì cần thiết và tránh sự lãng phí. Họ sống theo khái niệm “hằng ngày dùng đủ” và thích ứng với một lối sống đơn giản hơn, đặt giới hạn cho sự phát triển kinh tế của chính mình và định nghĩa tiến bộ trong các khía cạnh bao hàm hơn các khía cạnh kinh tế và vật chất. Tư duy về cách tiêu thụ này được coi là một cách để nhận ra giá trị nơi những cái nhỏ bé, có lòng biết ơn, không lệ thuộc tài sản vật chất và không rơi vào tình trạng buồn phiền vì những gì họ không có.
b) Khiêm tốn. Những người có ý thức sinh thái thể hiện sự khiếm tốn khi nhìn nhận sự phụ thuộc vào Trái Đất và các loài thọ tạo trên Trái Đất. Hơn nữa, họ nhận ra trách nhiệm của chính mình đối với Thiên Chúa trước những hành vi của họ. Những người có ý thức sinh thái loại bỏ não trạng cai trị một cách triệt để trên mọi loài và thay thế Thiên Chúa bằng cái tôi của họ. Ngoài ra, thay vì sử dụng những khả năng đặc biệt để tìm cách thống trị mọi loài thì họ đầu tư vào việc tự quản lý chính mình để họ ngày càng thăng tiến.
c) Tôn trọng. Những người có ý thức sinh thái tôn trọng các loài thọ tạo bằng cách nhận ra giá trị bên trong của các loài và các hệ sinh thái. Họ ý thức được rằng mọi loài đang chia sẻ một ngôi nhà chung, và trong ngày cánh chung, tất cả mọi loài sẽ được đón nhận bởi Đức Ki-tô Phục Sinh. Bởi thế họ hợp tác với mọi loài để hướng tới một đời sống đầy tròn.
d) Hợp tác. Những người có ý thức sinh thái hiểu rằng họ đang hợp tác với Thiên Chúa bằng cách hạn chế và điều hướng công nghệ theo hướng tiến bộ mang tính xây dựng, khuyến khích phẩm giá con người và đánh giá cũng như giảm thiểu sự gây hại cho các loài khác và hệ thống trên Trái đất. Sự hợp tác trở nên cần thiết ở cấp độ quốc tế khi các vấn đề vượt quá khả năng của các quốc gia để giải quyết, và một ý thức sinh thái quốc tế là điều cần thiết, trong đó các quốc gia nhận ra rằng lợi ích chung toàn cầu là cần thiết cho sự phát triển chung. Đức Giáo Hoàng Phanxicô than thở về nhiều "sự trì hoãn không đúng đắn" trong việc hợp tác ở cấp độ quốc tế.
e) Bảo vệ. Những người có ý thức sinh thái có lòng bảo vệ các loài tạo vật của Chúa, như cách Thánh Giuse bảo vệ Đức Maria và Chúa Giêsu. Những người có ý thức về môi trường khuyến khích các chiến lược bảo vệ các loài đang bị đe dọa và thực thi các luật pháp bảo vệ môi trường. Họ coi thế giới là một món quà từ Chúa để được bảo tồn và bảo vệ vì lợi ích chung.
f) Có lòng trắc ẩn. Những người có ý thức sinh thái thể hiện lòng thương xót đối với những người yếu thế bằng cách làm việc cùng họ để loại bỏ bất công môi trường, cung cấp thực phẩm tươi sống và tạo ra không gian xanh. Đức Giáo Hoàng đề cao việc mở rộng mục tiêu của giáo dục môi trường để bao gồm việc phát triển đạo đức sinh thái và thúc đẩy tình liên đới, trách nhiệm và sự chăm sóc đầy lòng thương cảm.
g) Có tinh thần trách nhiệm. Những người có ý thức sinh thái được thúc đẩy bởi một ý thức trách nhiệm sâu sắc để tham gia vào cuộc đối thoại với người khác để đưa ra quyết định để cùng nhau phát triển. Họ thể hiện lòng thương xót đối với người nghèo và người yếu thế bằng cách giải quyết bất công môi trường, cung cấp cho họ thực phẩm tươi sống và không gian xanh, và ủng hộ việc thực thi các luật bảo vệ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng việc không đảm nhận trách nhiệm sẽ phá hủy mối quan hệ của mỗi người với nhau, với Thiên Chúa và với Trái đất.
h) Có lòng can đảm. Những người có ý thức sinh thái dám đặt lợi ích chung trước lợi ích cá nhân, đối mặt với những thách thức với lòng can đảm và không bị ngăn cản bởi những trở ngại. Họ dựa vào ân sủng của Thiên Chúa để duy trì kiên định cam kết của mình đối với cộng đồng Trái đất.
i) Có lòng chiêm niệm. Người có ý thức sinh thái nhận ra lợi ích của việc ngắm nhìn từng sinh vật để hiểu ý nghĩa của nó trong kế hoạch của Thiên Chúa, bao gồm việc khám phá những bài học từ Thiên Chúa và thấy mình trong mối quan hệ với tất cả các sinh vật khác. Theo Đức Phan-xi-cô, việc ca tụng Thiên Chúa cùng với các sinh vật khác vì lợi ích chung đồng nói lên sự hiệp nhất toàn cầu. Ngài cũng khuyến khích việc chiêm niệm về sự tạo dựng của Thiên Chúa thông qua một "âm điệu Ba Ngôi" để khám phá sự kết nối giữa con người, các sinh vật khác và Trái đất, dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc về sự hoàn thiện của chúng ta là những tạo vật được kết nối một cách mật thiết với nhau.
No comments:
Post a Comment